Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Trong số đó, có nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn, điển hình như Công ty TNHH Partron Vina, có vốn đầu tư 270 triệu USD; Công ty TNHH Heasung Vina chuyên sản xuất linh kiện điện tử, điện thoại di động, sản phẩm camera,… vốn đầu tư 165 triệu USD; Công ty TNHH Power Logics Vina sản xuất linh kiện điện tử, vốn đầu tư 100 triệu USD; Công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam chuyên sản xuất ắc quy chất lượng cao, ắc quy đặc chủng; Cty TNHH BH Flex Vina sản xuất linh kiện điện tử có vốn đầu tư 61 triệu USD;…
Hiện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Trong số đó, có nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn, điển hình như Công ty TNHH Partron Vina, có vốn đầu tư 270 triệu USD; Công ty TNHH Heasung Vina chuyên sản xuất linh kiện điện tử, điện thoại di động, sản phẩm camera,… vốn đầu tư 165 triệu USD; Công ty TNHH Power Logics Vina sản xuất linh kiện điện tử, vốn đầu tư 100 triệu USD; Công ty TNHH Ắc quy GS Việt Nam chuyên sản xuất ắc quy chất lượng cao, ắc quy đặc chủng; Cty TNHH BH Flex Vina sản xuất linh kiện điện tử có vốn đầu tư 61 triệu USD;…
Với việc cam kết net zero khí thải Co2 ô nhiễm vào năm 2050 và giảm 30% vào năm 2030 và ,… Ngày 26/12/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định 876/QD-TTg, thông qua kế hoạch chuyển đổi năng lượng xanh và giảm khí thải cacbon và methan trong lĩnh vực giao thông.
Vậy chúng ta phải làm gì từ nay đến năm 2030, Việt Nam phải đẩy mạnh sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu và sử dụng các loại phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng điện, tăng cường và mở rộng việc "pha chế" và sử dụng 100% xăng E5 cho xe chuyên dùng. Phát triển hạ tầng sạc điện đáp ứng nhu cầu người dân và doanh nghiệp; Khuyến khích các bến xe, trạm nghỉ dừng nghỉ mới và hiện có chuyển đổi sang tiêu chí xanh. Nhiệm vụ giai đoạn 2022-2030: xây dựng quy định về giới hạn mức tiêu hao năng lượng cho phát triển ngành giao thông vận tải.
Đến năm 2040, từng bước hạn chế, tiến tới dừng sản xuất lắp ráp, nhập khẩu ô tô, mô tô, xe gắn máy sử dụng nhiên liệu hóa thạch vào sử dụng trong nước.
Đến năm 2050: 100% phương tiện đường bộ tham gia giao thông được chuyển đổi thành điện năng và năng lượng xanh. Hoàn thiện hạ tầng sạc, cung cấp năng lượng xanh trên toàn quốc đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp.
Có thể thấy với thị trường 100 triệu dân, hơn 60% dân số Việt Nam đi xe máy. Tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam là 5,7% vẫn thấp hơn nhiều so với các nước khác tại thị trường châu Á. Tỷ lệ này sẽ tăng lên 9% vào năm 2025 và 30% vào năm 2030 đưa Việt Nam trở thành một trong quốc gia có tốc độc phát triển nhanh nhất nhu cầu về phương tiện chở người với tốc độ tăng trưởng 10,5%.
Việt Nam đang là thị trường đầy triển vọng với lợi thế với tỷ lệ dân số trẻ cao và tỷ lệ tầng lớp trung lưu gia tăng và quan trọng là Việt Nam có tỷ lệ người dùng công nghệ tiên tiến như Smartphone, thiết bị gia dụng và xe thông minh, công nghệ tiên tiến lớn,… tất cả những yếu tổ trên cho phép Việt Nam phát triển với tốc độ 2 con số trong thời gian tới.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Chỉ Sáng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam- VAMI, muốn phát triển được thị trường lớn, chúng ta cần quy hoạch và tính toán kỹ đến hạ tầng cho xe điện. Hệ thống các trạm xạc điện khi xe di chuyển trên đường và việc sạc tại nhà. Kinh nghiệm ở các nước đơn cử như ở Anh, Chính phủ ra quy định, khi xin phép xây nhà, các chủ nhà đều phải vẽ cả thiết kế trạm sạc, nếu không sẽ không được phê duyệt thiết kế. Đặc thù ở Việt Nam, chúng ta chưa có điều kiện để lắp đặt trạm sạc tại nhà trong khuôn viên gia đình, bởi trạm sạc tại nhà là hình thức phổ biến cho xe điện. Lượng điện tiêu thụ để sạc điện đòi hỏi nguồn cung cấp điện của Việt Nam tăng lên rất nhiều.
Nếu so sánh với các nước châu Âu, số lượng trạm sạc đã được xây dựng nhiều nhất đặc biệt là ở Newzeakand, Iceland, Danemark, Norway, Đức, Úc,. Khoảng cách giữa các trạm sạc chỉ chưa đến 1km. Còn ở những nước gần Việt Nam ta mới thấy Thái Lan đã đạt quy hoạch khoảng cách giữa các trạm sạc khoảng 1,5 km và số lượng trạm sạc nhiều ngang châu Âu. Còn Việt Nam, thì quy hoạch gần như chưa có hoặc đang làm!!!
Quan trọng hơn cả, cần quy hoạch các trạm sạc công cộng chia sẻ cho các hãng ưu tiên cho những công nghệ sạc tiên tiến và siêu nhanh. Các hệ thống trạm thu phí trên phạm vi cả nước, trước mắt tập trung tại các thành phố lớn và trên hệ thống đường cao tốc. Việc quy hoạch và xây dựng hệ thống trạm thu phí cũng vô cùng quan trọng. Lập kế hoạch và chuẩn bị cấp điện cho các trạm sạc. Nhà nước nên có cơ chế chính sách thu hút các dự án đầu tư xây dựng trạm thu giá. Cơ chế chính sách khuyến khích các nhà sản xuất thiết bị trạm sạc.
Để xe điện phổ cập đến mọi người, giá xe cũng là một yếu tố quan trọng. Bởi theo ông Sáng, năm 2022 thì tính toán chi phí cho xe điện đang cao hơn 45% so với xe động cơ đốt trong, tuy nhiên đến năm 2030, con số này sẽ chỉ còn 9%. Do dó, Chính phủ đóng một vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp về chính sách thuế, hỗ trợ đầu tư công nghệ mới; Đối với người tiêu dùng, Chính phủ cũng cần có các hỗ trợ về giá với người sử dụng xe điện,... thông qua các loại miễn giảm thuế trước bạ và các loại thuế khác,…
Năm 2023, Mỹ đã áp dụng Đạo luật giảm pháp của Tổng thống Joe Biden bao gồm các ưu đãi cho sản phẩm sản xuất trong nước và miễn giảm thuế phí khi mua ô tô chạy hoàn toàn bằng điện. Telsla là hãng được lợi nhất họ đang tận dụng lợi ích này để tung ra thêm những mẫu xe điện mới, hiện đại và nhỏ hơn và giá rẻ hơn và củng cố vị trí số 1 về xe điện trên toàn cầu.
Khi khơi thông thị trường, Nhà nước vẫn phải tiếp tục nỗ lực để nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp nội địa. Sản lượng sẽ được nâng cao nhờ vào các biện pháp khơi thông thị trường như ở trên, vấn đề còn lại là giao cho các Bộ ban ngành thông qua các Hiệp hội chuyên ngành để giúp các doanh nghiệp có thể nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và chủ động được nguồn sản xuất thay thế nhập khẩu các linh kiện, phụ kiện, nguyên vật liệu đi kèm như thép, nhựa,… Ví dụ, Nhà nước có thể tạo ra các chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư sản xuất khuôn/đồ gá,…
Bước tiếp theo, khi các doanh nghiệp ô tô xe máy có thể tự sản xuất và lắp ráp được với tỷ lệ nội địa hóa cao một cách đúng nghĩa, họ sẽ tiếp tục mở rộng nhà máy, dây chuyền ngày càng hiện đại và thông minh hơn. Các nhà máy đặc biệt là lĩnh vực sản xuất công nghiệp ô tô phải đáp ứng tiêu chuẩn công nghệ tiên tiến nhất và tích hợp các công nghệ xu hướng thời đại như AI, rô bốt, tự động hóa, kết nối internet vạn vật –IoT, tổng hợp dữ liệu lớn (big data), logistic thông minh,…
Theo báo cáo năm 2020, về các nhà máy thông minh trong sản xuất ô tô, ba công nghệ kỹ thuật số chính hỗ trợ các cơ sở này là: tự động hóa thông minh, kết nối và phân tích dữ liệu đám mây. Sự hội tụ giữa công nghệ thông tin và công nghệ vận hành OT cho phép các nhà máy hoạt động gắn kết và tự động hóa.
Khi hội tụ đủ hầu hết những thứ đó, chúng ta mới có thể hy vọng tạo ra một thị trường xe điện thực sự “bùng nổ” tại Việt Nam.