Xuất Khẩu Lao Đông Mỹ 2021 Là Gì ؟ 2

Xuất Khẩu Lao Đông Mỹ 2021 Là Gì ؟ 2

Tin tức cập nhật liên quan đến xuất khẩu lao đông

Tin tức cập nhật liên quan đến xuất khẩu lao đông

Quyền và nghĩa vụ của người xuất khẩu lao động

* Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các quyền sau đây:

- Được cung cấp thông tin về chính sách, pháp luật của Việt Nam về người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; chính sách, pháp luật và phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động có liên quan đến người lao động; quyền, nghĩa vụ của các bên khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Được tư vấn, hỗ trợ để thực hiện quyền, nghĩa vụ và hưởng lợi ích trong hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề;

- Hưởng tiền lương, tiền công, chế độ khám bệnh, chữa bệnh, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai nạn lao động và quyền lợi, chế độ khác theo hợp đồng lao động; chuyển về nước tiền lương, tiền công, thu nhập, tài sản hợp pháp khác của cá nhân theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Được bảo hộ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng trong thời gian làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng phù hợp với pháp luật Việt Nam, pháp luật của nước tiếp nhận lao động, pháp luật và thông lệ quốc tế;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bị người sử dụng lao động ngược đãi, cưỡng bức lao động hoặc có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe hoặc bị quấy rối tình dục trong thời gian làm việc ở nước ngoài;

- Hưởng chính sách hỗ trợ về lao động, việc làm và quyền lợi từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước theo quy định của pháp luật;

- Không phải đóng bảo hiểm xã hội hoặc thuế thu nhập cá nhân hai lần ở Việt Nam và ở nước tiếp nhận lao động nếu Việt Nam và nước đó đã ký hiệp định về bảo hiểm xã hội hoặc hiệp định tránh đánh thuế hai lần;

- Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

- Được tư vấn và hỗ trợ tạo việc làm, khởi nghiệp sau khi về nước và tiếp cận dịch vụ tư vấn tâm lý xã hội tự nguyện.

* Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có các nghĩa vụ sau đây:

- Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc Việt Nam; tôn trọng phong tục, tập quán của nước tiếp nhận lao động; đoàn kết với người lao động tại nước tiếp nhận lao động;

- Hoàn thành khóa học giáo dục định hướng trước khi đi làm việc ở nước ngoài;

- Nộp tiền dịch vụ, thực hiện ký quỹ theo quy định;

- Làm việc đúng nơi quy định; chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân thủ sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động ở nước ngoài theo hợp đồng lao động;

- Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Về nước đúng thời hạn sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng đào tạo nghề; thông báo với cơ quan đăng ký cư trú nơi trước khi đi làm việc ở nước ngoài hoặc nơi ở mới sau khi về nước theo quy định của Luật Cư trú trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhập cảnh;

- Nộp thuế, tham gia bảo hiểm xã hội, hình thức bảo hiểm khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước tiếp nhận lao động;

- Đóng góp vào Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước.

(Điều 6 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020)

Xuất khẩu lao động là gì? Các hình thức xuất khẩu lao động

Khái niệm xuất khẩu lao động là gì? Đặc điểm của xuất khẩu lao động? Nội dung xuất khẩu lao động? Các hình thức xuất khẩu lao động? Bài viết dưới đây Luật Nam Sơn sẽ làm rõ vấn đề này.

Đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài.

Nội dung: Các doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận khoán công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết chia sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác. Hình thức này chưa phổ biến nhưng sẽ phát triển trong tương lai cùng với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.

Xuất khẩu lao động gồm có 2 nội dung:

Xét về nội dung: đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài

Người lao động ở đây bao gồm: người lao động làm các công việc phổ thông, sản xuất , giúp việc….(những công việc ít đòi hỏi trình độ chuyên môn), chuyên gia, tu nghiệp sinh.

Chuyên gia: là những người lao động có trình độ chuyên môn từ bậc đại học trở lên

Tu nghiệp sinh : chỉ những người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn của nước nhập khẩu lao động và nếu muốn vào làm việc ở các nước này họ phải được hợp pháp hóa dưới hình thức tu nghiệp sinh – nghĩa là vừa làm vừa được đào tạo tiếp tục về trình độ chuyên môn kỹ thuật

Như vậy Luật Nam Sơn đã giải đáp cho các bạn hiểu quy định của pháp luật về khái niệm xuất khẩu lao động và các hình thức xuất khẩu lao động. Trong trường hợp quý khách có bất kỳ các vấn đề nào gặp khó khăn đừng ngần ngại liên hệ Luật Nam Sơn để được hỗ trợ trực tiếp bởi  Luật sư Hà, Luật sư Trung và các luật sư chuyên môn khác.

DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng

Khái niệm xuất khẩu lao động là gì?

Xuất khẩu lao động là hoạt động mua – bán hàng hóa sức lao động nội địa cho người sử dụng lao động nước ngoài.

Hoạt động mua – bán thể hiện ở chỗ người lao động trong nước sẽ bán quyền sử dụng sức lao động của mình trong một khoảng thời gian nhất định cho người sử dụng lao động nước ngoài để nhận về một khoản tiền dưới hình thức tiền lương. Còn người sử dụng nước ngoài sẽ dùng tiền của mình mua sức lao động của người lao động, yêu cầu họ phải thực hiện công việc nhất định nào đó ( do hai bên thỏa thuận ) theo ý muốn của mình.

Cung ứng lao động ra nước ngoài

Nội dung: Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động sẽ tuyển lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo các hợp đồng cung ứng lao động.

Các hình thức xuất khẩu lao động

Hiện nay có 3 hình thức để người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng được quy định tại Điều 5 Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 2020 như sau:

- Hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với đơn vị sự nghiệp để thực hiện thỏa thuận quốc tế.

- Hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản về việc đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài ký với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sau đây:

+ Doanh nghiệp Việt Nam hoạt động dịch vụ đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Doanh nghiệp Việt Nam trúng thầu, nhận thầu công trình, dự án ở nước ngoài;

+ Doanh nghiệp Việt Nam đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài;.

+ Tổ chức, cá nhân Việt Nam đầu tư ra nước ngoài.

- Hợp đồng lao động do người lao động Việt Nam trực tiếp giao kết với người sử dụng lao động ở nước ngoài.

Hỏi đáp XKLĐ Nhật BảnTraum Việt Nam: Xuất khẩu lao động tại chỗ là gì

Câu hỏi của bạn Vũ Phương Linh ở Trung Hòa, Cầu Giấy hỏi:

[Hỏi đáp xuất khẩu lao động] Anh chị cho em hỏi ngu xíu, em đọc báo thấy một bài phân tích chi tiết rồi so sánh tỉ mỉ nào là xuất khẩu lao động ngoài nước nào là xuất nhập khẩu những năm gần đây nào tương lai sẽ ra sao … bla bla bla. Chốt lại của cái bài báo đó là Việt Nam hiện vẫn đang là một nước phát triển và hiện đang xuất khẩu lao động tại chỗ khá nhiều. Và giờ em vẫn chưa hiểu xuất khẩu lao động tại chỗ là gì cả và nó khác gì với xuất khẩu lao động ngoài nước. Anh chị nào giải thích đơn giản nhất cho em với??

Trong một bài viết trước đây Traum Việt Nam cũng đã phân tích về vấn đề xuất khẩu lao động tại chỗ. Em có thể hiểu rằng xuất khẩu lao động ngoài nước tức là đưa lao động sang nước ngoài làm việc vậy xuất khẩu lao động tại chỗ các bạn có thể hiểu là sử dụng lao động làm việc trong nước nhưng nguyên liệu là của nước ngoài.

Khác biệt giữa xuất khẩu lao động tại chỗ và xuất khẩu lao động nước ngoài chủ yếu là vị trí địa lý mà lao động làm việc cùng mức lương. Đi xuất khẩu lao động ngoài nước lao động phải sang nước ngoài làm việc và có mức lương khá (7 – 25 triệu/tháng). Xuất khẩu lao động tại chỗ có thể nói là công ty nước ngoài về Việt Nam hoặc thuê các đơn vị của Việt Nam để gia công sản phẩm cho họ, vì thế lao động sẽ làm việc trong nước với mức lương rất Việt Nam là mức lương của công nhân (5 – 7 triệu/tháng).

Chú ý là mức lương trên chỉ là áng chừng và là mức lương trung bình của lao động phổ thông để em có thể dễ hình dung thôi nhé. Thực tế mức lương này tùy vào công việc có thể cao hơn hoặc thấp hơn.

Xuất khẩu lao động tại chỗ là gì

Xuất khẩu lao động tại chỗ là gì chỉ là một trong số rất nhiều thắc mắc của độc giả gửi về cho chúng tôi, do nhân sự kỹ thuật có hạn và lượng thông tin nhiều nên chúng tôi sẽ tổng hợp các câu hỏi được nhiều độc giả hỏi nhất để giải đáp trước. Các bạn nếu muốn đặt câu hỏi về cho Traum có thể đặt câu hỏi trong phần Liên hệ trên website .

Nếu các bạn muốn tìm kiếm các câu hỏi về xuất khẩu lao động ví dụ như câu hỏi phía trên xuất khẩu lao động tại chỗ là gì các bạn vui lòng tìm kiếm trong ô seach ở bên trái website nhé. Ví dụ các bạn gõ vào ô tìm kiếm là: Xuất khẩu lao động tại chỗ là gì rồi nhấn Enter. Nếu không tìm thấy câu trả lời mà bạn mong muốn hãy để lại câu hỏi cho Traum trong phần Liên hệ để được trả lời nhanh nhất nhé.

Để lại câu hỏi cho Traum Việt Nam:

Nếu không gửi được form vui lòng gửi thắc mắc của bạn cho Traum theo địa chỉ email: [email protected]