Triều Tiên Đến Thăm Việt Nam

Triều Tiên Đến Thăm Việt Nam

Năm 1392, Ly Thành Quế thành lập nhà Triều Tiên (Joseon), dời thủ đô đến Hán Thành (Hanseong, nay là Seoul). Trong 200 năm đầu của triều đại này, lãnh thổ miền Bắc được thêm vào, diện tích đất trồng trọt được tăng gấp hai, khoa học và kỹ thuật phát triển, chữ viết mới Hangul phù hợp với tiếng Triều Tiên được sáng chế, và nhiều sách vở về giáo dục cơ bản được xuất bản, trong khi hiến pháp và luật pháp được hoàn thành.

Năm 1392, Ly Thành Quế thành lập nhà Triều Tiên (Joseon), dời thủ đô đến Hán Thành (Hanseong, nay là Seoul). Trong 200 năm đầu của triều đại này, lãnh thổ miền Bắc được thêm vào, diện tích đất trồng trọt được tăng gấp hai, khoa học và kỹ thuật phát triển, chữ viết mới Hangul phù hợp với tiếng Triều Tiên được sáng chế, và nhiều sách vở về giáo dục cơ bản được xuất bản, trong khi hiến pháp và luật pháp được hoàn thành.

Chiến tranh Triều Tiên và hy vọng tái thống nhất

Theo một số nhà khoa học chính trị[ai?], Chiến tranh Triều Tiên là kết quả trực tiếp của chính sách toàn cầu của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đã ủng hộ những người theo chủ nghĩa chống cộng, hậu thuẫn quân đội Đại Hàn Dân Quốc, và ảnh hưởng Liên Hợp Quốc để ủng hộ quân đội này. Trong năm 1945, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Hợp Quốc dự định tạo ra một chính quyền ủy nhiệm, Hoa Kỳ điều khiển bán đảo này phía nam vĩ tuyến 38 và Liên Xô điều khiển phía bắc. Tình thế chính trị của Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự hình thành của hai chính phủ.

Tuy nhiên, sau khi Mỹ rời khỏi Hàn Quốc và chỉ để lại một số cố vấn, Triều Tiên đưa quân đội vượt vĩ tuyến 38 nhằm mục đích thống nhất đất nước. Chiến tranh bắt đầu vào tháng 6 năm 1950 và diễn tiến đến năm 1953. Hoa Kỳ hậu thuẫn miền nam và Trung Quốc hậu thuẫn miền bắc. Hàng triệu người Triều Tiên bị thiệt mạng. Sau ba năm dữ dội, chiến tranh kết thúc với một hiệp ước đình chiến, và ranh giới của hai nước trở lại gần như cũ. Hai nước vẫn chưa ký hiệp ước hòa bình. Cả hai bên đều tuyên bố thống nhất là mục đích cuối của họ.

Từ thập niên 1990, với chính quyền ở Hàn Quốc ngày càng tự do hơn, cũng như sau sự qua đời của lãnh tụ CHDCND Triều Tiên Kim Nhật Thành, hai bên đã có những bước tiến đến cộng tác, trong các cuộc thi thể thao quốc tế, việc đoàn tụ thân nhân, kinh tế và du lịch.

Gần đây, trong nỗ lực hòa hảo, hai quốc gia đã chọn một Cờ Thống nhất. Lá cờ này tượng trưng cho Triều Tiên trong các cuộc thi thể thao quốc tế.

Triều Tiên được định cư bởi một sắc tộc thuần nhất là người Triều Tiên. Họ sử dụng một ngôn ngữ riêng là tiếng Triều Tiên và hệ thống chữ viết đặc thù Hangul.

Sắc tộc thiểu số sinh sống trên bán đảo Triều Tiên có thể kể tới người Hoa (khoảng gần 20.000) ([1] Lưu trữ 2007-05-09 tại Wayback Machine) chủ yếu ở Hàn Quốc. Ngoài ra có một vài nhóm cộng đồng người gốc Hoa và gốc Nhật được cho là còn định cư ở phía bắc Triều Tiên [2] Lưu trữ 2007-05-09 tại Wayback Machine).

Lực lượng lao động nước ngoài ở Hàn Quốc chủ yếu bao gồm những lao động đến từ các nước như Bangladesh, Pakistan, Philippines và Việt Nam, tổng cộng khoảng hơn nửa triệu. Cũng có thể kể tới hơn 10.000 người Mỹ, Úc, Anh, Canada, Ireland làm công tác giảng dạy tiếng Anh tại đây. Và khoảng 30.000 lính Mỹ đồn trú thường trực trên lãnh thổ phía Nam Hàn Quốc.

Tổng dân số trên bán đảo Triều Tiên tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2022 là 77,377,377 người.

Một trong những di tích nổi tiếng nhất trong lịch sử khoa học và kỹ thuật của Triều Tiên là Chiêm tinh đài (Cheomseongdae), một đài quan sát thiên văn cao 9 mét xây dựng vào năm 633. Nó phục vụ như là một trong những trạm quan sát thiên văn cổ xưa nhất của thế giới.

Tài liệu được in ấn xưa nhất trên thế giới là một quyển kinh Phật in tại Triều Tiên vào khoảng 750-751. Bản in bằng kim loại di chuyển được phát minh ở Triều Tiên vào năm 1232, trước khi Johann Gutenberg phát triển bản in chữ bằng kim loại (Cumings 1997: 65). Mặc dù người Triều Tiên sử dụng các khuôn in bằng gỗ vào năm 751, đây là một phát triển đáng kể trong việc in ấn cho phép tiếp tục sử dụng một khuôn in cũ. Hangul, một trong những ngôn ngữ phiên âm khoa học nhất thế giới, được tạo ra bởi vua Thế Tông vào năm 1443. Một trong những đồng hồ nước tự động đầu tiên trên thế giới được sáng chế năm 1434 bởi Chang Yong-sil, người sau này phát triển các loại đồng hồ nước phức tạp hơn với các thiết bị thiên văn, đo nước, đo lượng mưa.

Trong suốt thời đại nhà Triều Tiên, tơ lụa Triều Tiên được đánh giá cao bởi Trung Quốc và đồ gốm Triều Tiên tráng men xanh có giá trị cao ở Nhật. Người Trung Quốc nghĩ rằng đồ sành sứ Triều Tiên có chất lượng cao, nhưng điều này chỉ đúng cho đến hết triều đại Cao Ly. Trong suốt giai đoạn này, Triều Tiên đạt được nhiều tiến bộ trong các nghệ thuật và đồ thủ công truyền thống, chẳng hạn như men sứ trắng, tơ lụa mịn và giấy. Cũng trong thời gian này, tàu chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới, Geobukseon (hay "Tàu con rùa"), được phát minh.

Tuy nhiên, sự ngưng trệ bắt đầu xảy ra trong thời gian sau của triều đại Joseon và Triều Tiên trở nên lạc hậu so với phương Tây.

Ngày nay, Đại Hàn Dân Quốc dẫn đầu thế giới với số lượng kết nối mạng Internet tốc độ cao tính trên đầu người. Hàn Quốc cũng là nhà sản xuất lớn các sản phẩm công nghệ cao như điện thoại di động và màn ảnh plasma. Hàn Quốc cũng chỉ đứng thứ hai trên thế giới trong việc sử dụng các kỹ thuật tiêu thụ mới, chỉ sau Đài Loan. CHDCND Triều Tiên (hay còn được gọi là Bắc Triều Tiên) tiếp tục sử dụng hầu hết các kỹ thuật từ thập niên 1960 và thập niên 1970.

Trong các sách Trung Hoa cổ, Triều Tiên được nhắc đến như là "Cẩm tú giang sơn" (금수강산, 錦繡江山) và "Đông phương lễ nghi chi quốc" (동방예의지국, 東方禮儀之國). Trong suốt thế kỉ thứ VII và thứ VIII, buôn bán thương mại đường bộ và đường thủy nối Triều Tiên với Ả Rập Xê Út. Xưa nhất là từ năm 845, những thương Ả Rập đề cập Triều Tiên với câu nói "Phía bên kia biển qua khỏi Trung Quốc là một đất nước nhiều đồi núi gọi là Tân La (신라,新羅), giàu vàng. Các tín đồ Hồi giáo từng đặt chân đến đây đã bị đất nước này quyến rũ đến nỗi mà họ ở lại luôn nơi đó và không muốn rời đi."[5]

Theo sử sách Nhật Bản, các học giả Triều Tiên đã giới thiệu kiến thức và kỹ thuật của Trung Quốc, kể chữ Hán và những tác phẩm kinh điển, như Luận ngữ, vào Nhật Bản. Vào năm 554, một vương quốc Triều Tiên tên là Bách Tế gửi bác sĩ, chuyên gia dược thảo và làm lịch và thầy tu đến Nhật Bản; và năm 602, một sư Bách Tế tên là Kwalluk được gửi đi để đem các sách về thiên văn học, làm lịch, địa lý và tôn giáo.

Những hội hè Triều Tiên thường phô diễn nhiều màu sắc sặc sỡ, được gán cho những ảnh hưởng từ Mông Cổ: đỏ sáng, vàng và xanh thường đánh dấu những nét truyền thống của Triều Tiên.[6] Những màu sắc tươi sáng đôi khi được thể hiện ở trang phục truyền thống hanbok.

Một đặc điểm của văn hóa Triều Tiên còn có địa vị chính thức là hệ thống tính tuổi với cách tính giống với tuổi mụ của Việt Nam. Trẻ vừa sinh ra được xem là một tuổi, vì người Triều Tiên nghĩ thời kỳ mang thai như là một năm cuộc sống của trẻ, và tuổi tác sẽ tăng vào ngày đầu năm thay vì vào ngày kỉ niệm sinh nhật. Do đó, một người sinh ra ngay trước ngày đầu năm mới chỉ được vài ngày tuổi theo cách tính của phương Tây, nhưng là hai tuổi tại Triều Tiên. Theo đó, tuổi trên giấy tờ của ngườiTriều Tiên (ít nhất là giữa những người Triều Tiên cùng độ tuổi) sẽ nhiều hơn một hoặc hai năm so với tuổi theo cách tính của phương Tây. Tuy nhiên, cách tính của phương Tây đôi khi được áp dụng trong các khái niệm về tuổi hợp pháp, ví dụ, tuổi hợp pháp để mua rượu hoặc thuốc lá tại Triều Tiên là 19 được xác định theo cách tính của phương Tây là 18 tuổi.

Hàn Quốc có chung nền văn hoá truyền thống với CHDCND Triều Tiên.

Truyền thống Khổng giáo đã thống trị ý nghĩ của người Triều Tiên, cùng với các đóng góp của Phật giáo, Đạo giáo và Shaman giáo. Tuy nhiên, từ giữa thế kỉ XX Cơ Đốc giáo đã cạnh tranh với Phật giáo để trở thành một ảnh hưởng tôn giáo chính ở Nam Triều Tiên, trong khi đó hoạt động tôn giáo bị áp chế ở Triều Tiên.

Trong suốt chiều dày lịch sử và nền văn hóa Hàn Quốc, bất chấp bị chia rẽ, ảnh hưởng tín ngưỡng truyền thống của Saman giáo Hàn Quốc, Phật giáo Đại thừa, Khổng giáo và Đạo giáo vẫn là một tôn giáo cơ bản của người dân Hàn Quốc, đóng vai trò như một khía cạnh quan trọng trong nền văn hóa dân tộc. Tất cả các truyền thống này đã cùng tồn tại hòa bình từ hàng trăm năm trước đến nay bất kể xu hướng Âu hóa mạnh mẽ từ phương Tây của quá trình chuyển đổi truyền giáo Cơ đốc ở miền Nam[7][8][9] hay áp lực từ chính phủ Cộng sản Chủ Thể ở miền Bắc.[10][11]

Theo số liệu thống kê đến năm 2005 do chính phủ Hàn Quốc cung cấp, có khoảng 46% của công dân cho biết không theo tôn giáo nào. Người theo đạo Cơ đốc chiếm 29,2% dân số (trong số đó là đạo Tin Lành 18,3%, Công giáo 10,9%) và 22,8% là Phật tử.[12]

Tại Hàn Quốc có khoảng 45.000 người bản địa theo Hồi giáo (khoảng 0,09% dân số), bổ sung vào con số 100.000 lao động nước ngoài từ các quốc gia Hồi giáo.[13]

Người Triều Tiên coi trọng học thức và ưu đãi giáo dục và học hỏi các kinh điển Trung Quốc; những đứa bé lưỡng ban được giáo dục kỹ bằng chữ Hán[a]. Cho đến thời hiện đại, người Triều Tiên đặt nặng vào địa vị cha truyền con nối. Cho đến thế kỉ thứ X, "địa vị cốt lõi" của một người đàn ông (xác định bởi thứ bậc của cha và mẹ anh ta) định ra vị trí xã hội của anh ta và vị trí nào trong nhà nước anh ta được chỉ định. Từ thế kỉ thứ X đến hết thế kỉ XIX, vị trí xã hội của cha và mẹ của anh quyết định các kì thi dân sự, nếu có, anh có thể tham dự nhưng không bảo đảm sẽ có được vị trí đó.

Văn học Triều Tiên được ghi lại trước khi triều đại Triều Tiên kết thúc được gọi là "Cổ điển" hay "Truyền thống". Văn học viết bằng Hán tự ra đời cùng thời điểm khi Chữ Hán của Trung Quốc du nhập vào bán đảo. Vào đầu thế kỷ thứ II trước Công nguyên, các nhà học giả Triều Tiên đã viết thơ theo phong cách cổ điển, phản ánh những tâm lý và trải nghiệm của người Triều Tiên thời gian đó. Văn học cổ điển Triều Tiên có nguồn gốc từ tín ngưỡng dân gian truyền thống và những câu chuyện dân gian của bán đảo. Văn học thời kỳ này chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo.

Văn học hiện đại thường gắn liền với sự phát triển của hệ chữ hangul, điều này giúp cho việc đọc viết chữ lúc đầu chỉ dành cho tầng lớp quý tộc sang người dân thường và phụ nữ. Tuy nhiên, mãi đến nửa sau thế kỷ XIX, hangul mới đạt đến vị trí thống trị trong văn học Triều Tiên, đem lại sự phát triển lớn mạnh cho nền văn học này. Điển hình như Sinsoseol là một tác phẩm tiểu thuyết được viết bằng hangul.

Chiến tranh Triều Tiên khiến văn học phát triển theo chiều hướng xoay quanh những vết thương và sự hỗn loạn của dân thường trong chiến tranh. Phần lớn các tài liệu sau chiến tranh ở Nam Triều Tiên đều đề cập đến cuộc sống hàng ngày của người dân bình thường và sự đấu tranh với nỗi đau chia cắt quốc gia quốc gia. Một vấn đề phổ biến khác của thời đại là sự sụp đổ của hệ thống giá trị truyền thống Hàn Quốc, khi phía Nam chạy theo sự hiện đại của nền văn hóa phương Tây, còn phía bắc vẫn giữ nguyên những giá trị truyền thống của Văn hóa Triều Tiên.

Ẩm thực Triều Tiên có lẽ nổi tiếng nhất với món kim chi, một món ăn sử dụng quá trình lên men đặc biệt để bảo quản một số loại rau, trong đó phổ biến nhất là bắp cải. Đây là một loại thực phẩm lành mạnh vì nó cung cấp các vitamin và chất dinh dưỡng cần thiết. Gochujang (một loại nước sốt truyền thống Triều Tiên làm từ ớt đỏ) rất thông dụng, cũng như tương tiêu (hoặc ớt), là những món điển hình của nền ẩm thực nổi tiếng với vị cay ngon đẳng cấp.

Bulgogi (thịt nướng tẩm sốt, thường là thịt bò), galbi (xương sườn cắt khúc tẩm gia vị nướng) và món samgyeopsal (thịt lợn ở phần bụng) đều là những đặc sản từ thịt phổ biến. Cá cũng là một thực phẩm phổ biến, vì nó là loại thịt truyền thống mà người Triều Tiên hay dùng. Bữa ăn thường đi kèm với súp hoặc món hầm, chẳng hạn như galbitang (xương sườn hầm) và doenjang jjigae (canh súp đậu lên men). Giữa bàn ăn là đủ loại món ăn phụ gọi là banchan.

Các món ăn phổ biến khác gồm bibimbap - có nghĩa là "cơm trộn" (cơm trộn với thịt, rau, tương ớt đỏ) và naengmyeon (mì lạnh). Một món ăn nhanh phổ biến khác là kimbab, gồm cơm trộn với rau và thịt cuộn trong lớp rong biển. Tuy ngày càng có nhiều thành phần thức ăn được cuộn trong kimbab nhưng cá dù sống hoặc chín vẫn hiếm khi được sử dụng, có lẽ do nguồn gốc kimbap là một món ăn cầm tay hoặc món ăn nhanh có thể gói lại mang đi, trong khi đó cá có thể nhanh chóng hư hỏng nếu không được đông lạnh.

Mì ăn liền cũng là một loại thức ăn nhẹ rất phổ biến. Người Triều Tiên cũng thích dùng các loại thức ăn từ pojangmachas (bán dạo trên đường phố), ở đây người ta có thể mua tteokbokki (bánh gạo và bánh cá với nước sốt gochujang cay), khoai tây chiên mực và khoai lang tẩm. Soondae là loại một xúc xích làm bằng mì sợi trong suốt và huyết lợn cũng được rất nhiều người ưa thích.

Ngoài ra, một số món ăn nhẹ phổ biến khác bao gồm chocopie, bánh tôm, bbungtigi (bánh gạo giòn) và "nu lung ji" (cơm cháy nhẹ). Có thể ăn sống nu lung ji hoặc đun với nước để tạo ra một món canh. Nu lung ji cũng có thể được dùng như một món ăn nhanh hay món tráng miệng.

Hàn Quốc là nước chủ nhà trong Thế vận hội mùa hè 1988 ở Seoul, giúp thúc đẩy kinh tế nước này thông qua tăng cường du lịch và sự công nhận rộng rãi hơn của thế giới. Vào thời điểm đó, Triều Tiên tẩy chay sự kiện đó với lý do là họ không được mời làm nước đồng chủ nhà.

Một đội thống nhất dưới lá Cờ Thống nhất vào năm 1991 đã thi đấu trong giải Vô địch bóng bàn thế giới lần thứ 41 ở Chiba, Nhật Bản và trong Giải bóng đá trẻ thế giới lần thứ 6 ở Lisboa, Bồ Đào Nha. Một đội tuyển của toàn bộ Triều Tiên diễu hành dưới Cờ Thống nhất trong lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè 2000 ở Sydney, Á vận hội 2002 ở Busan, Thế vận hội mùa hè 2004 ở Athena và Thế vận hội mùa đông 2006 ở Torino nhưng thi đấu riêng trong các sự kiện thể thao. Cũng như trong Á vận hội 2006, các viên chức Hàn Quốc đã công bố rằng cả hai nước sẽ thi đấu trong cùng một đội.

Vào mùa hè năm 2002, Giải vô địch bóng đá thế giới 2002 được tổ chức bởi Hàn Quốc và Nhật Bản trên 10 sân vận động của mỗi nước. Tuy nhiên hai nước Triều Tiên thi đấu như hai đội khác nhau. Đã có vài đề nghị là Triều Tiên nên đứng ra làm chủ nhà cho một hay hai trận, nhưng không có điều gì như thế đã xảy ra. Trong khi Hàn Quốc tự động được vào vòng chung kết vì là nước đồng chủ nhà và đã vào tận bán kết (xếp thứ 4) sau khi chơi rất tốt, Triều Tiên đã không qua được vòng loại khu vực châu Á (thuộc liên đoàn bóng đá châu Á) và không tham dự vòng chung kết.

Điện ảnh bán đảo Triều Tiên là nền nghệ thuật và công nghiệp điện ảnh của Triều Tiên (tính cho đến trước năm 1945) và của hai nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên - Hàn Quốc (kể từ năm 1945 đến nay). Chịu ảnh hưởng từ nhiều biến cố chính trị xảy ra trong suốt thế kỉ XX, từ giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng Triều Tiên, Chiến tranh Triều Tiên đến giai đoạn chia cắt hai miền từ năm 1953 đến hiện tại, điện ảnh của nước Triều Tiên cũng có nhiều thăng trầm với lúc lắng xuống và lúc này thì dân tộc họ là đang hưng thịnh.

Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về

TPO - Hôm nay (13/9), ông Sergei Shoigu - Thư ký Hội đồng an ninh Nga, có cuộc gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un nhân chuyến thăm Bình Nhưỡng, báo chí Nga đưa tin.

Chuyến thăm Triều Tiên của ông Shoigu diễn ra vào thời điểm trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine. Mỹ cáo buộc Triều Tiên cung cấp đạn dược và tên lửa đạn đạo cho Nga. Mátxcơva và Bình Nhưỡng phủ nhận việc chuyển giao vũ khí nhưng cam kết thúc đẩy quan hệ quân sự.

Mỹ và các đồng minh đang cân nhắc có cho phép Ukraine sử dụng tên lửa tầm xa mà phương Tây cung cấp để tấn công sâu vào bên trong nước Nga hay không. Ngày 12/9, Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố nếu điều đó xảy ra, phương Tây sẽ chiến tranh trực tiếp với Nga.

Nga và Triều Tiên liên tục thực hiện các hoạt động nhằm làm sâu sắc thêm mối quan hệ song phương trong những tháng gần đây.

Ông Shoigu là bộ trưởng quốc phòng Nga cho đến tháng 5 năm nay và hiện là thư ký của Hội đồng An ninh.

"Là một phần của cơ chế đối thoại chiến lược giữa hai nước, một cuộc trao đổi quan điểm thực chất đã diễn ra với các đồng nghiệp Triều Tiên về nhiều vấn đề trong chương trình nghị sự song phương và quốc tế", hãng thông tấn RIA dẫn thông tin từ Hội đồng An ninh.

Bản tin cho biết các cuộc gặp đã diễn ra trong "bầu không khí thân thiện, tin cậy đặc biệt" và sẽ đóng góp quan trọng vào việc thực hiện các thỏa thuận đã đạt được giữa Tổng thống Putin và Chủ tịch Kim tại cuộc hội đàm cách đây 3 tháng.