Tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp
Tổng hợp ngữ pháp tiếng Hàn sơ cấp
– Thể hiện sự nhờ cậy. Tùy vào đuôi câu sử dụng mà mang nghĩa ai đó làm gì cho mình hay mình làm giúp ai đó.– Động từ có nguyên âm ㅏhoặc ㅗ thì thêm 아 주다, Động từ có các nguyên âm khác không phải ㅏhoặc ㅗ thì thêm 어 주다, Động từ kết thúc bằng 하다 thì thêm với 여 주다 > 해 주다– Được dịch là “…cho”Ví dụ:+ 수업이 끝나고 전화해 줘요-> Kết thúc giờ học thì gọi cho tôi nha (người nghe gọi cho người nói)+ 돈을 빌려 주세요 > Hãy cho tôi mượn tiền nhé (người nghe cho người nói mượn tiền)+ 가방 좀 들어 줄까요? > Tôi cầm túi cho bạn nha? (người nói làm cho người nghe)
– Được dịch là “bằng”, “bởi” để diễn tả phương thức, phương cách làm việc gì đó– Được dịch là “đến” khi đứng sau danh từ nơi chốn để diễn tả hướng di chuyển đến nơi nào đó– Danh từ có phụ âm cuối chia với 으로, danh từ không có phụ âm cuối chia với 로
Ví dụ:+ 인터넷으로 검색해요 > Tìm kiếm bằng Internet+ 민수 씨는 밥을 젓가락으로 먹어요 > Minsu ăn cơm bằng đũa + 이 버스가 서울 대학교로 가지요? Xe bus này đi đến trường ĐH Seoul đúng không?
👉Xem thêm: Tìm hiều tất cả các cách sử dụng của (으)로
– 에게/한테/께 đứng sau danh từ chỉ người, diễn tả đối tượng mà hành động hướng đến– Dịch là “đến”, “cho”– 에게 thường dùng trong văn viết, 한테 thường dùng trong văn nói, 께 dùng cho người có vai vế lớn (ông, bà, cha, mẹ, thầy cô…)Ví dụ:+ 저는 친구에게 문자를 보내요-> Tôi gửi tin nhắn cho bạn+ 언니가 부모님께 전화해요-> Chị tôi gọi điện thoại cho ba mẹ
– Diễn tả sự dự đoán, phỏng đoán của người nói về 1 sự vật sự việc nào đó– Động từ + 는 것 같다, Tính từ có phụ âm đuôi + 은 것 같다, Tính từ không có phụ âm đuôi + ㄴ 것 같다– Được dịch là “Chắc là”, “Có lẽ”
Ví dụ:+ 그 옷이 비싼 것 같아요 > Chắc là cái áo ấy mắc tiền+ 지금 비가 오는 것 같아요 > Có lẽ bây giờ trời đang mưa
– 보다 đứng sau danh từ bị so sánh– Dùng để so sánh 2 sự vật, sự việc. Danh từ gắn với 보다 được xem là tiêu chuẩn so sánh– Được dịch là “So với”, “Hơn”
Ví dụ:+ 언니는 동생보다 더 예뻐요-> Chị thì xinh hơn em+ 한국어가 영어보다 어려워요 -> Tiếng Hàn khó hơn tiếng anh
– Đuôi câu nghi vấn– Kết thúc câu 1 cách nhẹ nhàng và mềm mại nhưng vẫn giữ được sự tôn trọng với người nghe
Ví dụ:+ 학생인가요? -> Bạn là học sinh đúng không ha?
– Ngữ pháp sở hữu. 있다/없다 đứng sau danh từ chỉ người, vật… mà chủ ngữ sở hữu– Danh từ có phụ âm đuôi + 이, danh từ không có phụ âm đuôi + 가– Được dịch là “Có (있다)” hoặc “không có (없다)” gì đóVí dụ:+ 저는 돈이 있어요 > tôi có tiền+ 저는 차가 없어요 > tôi không có xe
– Ngữ pháp chỉ sự tồn tại, 에 được gắn sau danh từ chỉ nơi chốn– Được dịch là “Có, ở (있다)” hoặc “không có, không ở (없다)” Ví dụ:+ 제 집이 호치민 시에 있어요 -> Nhà tôi ở TPHCM+ 제 친구가 집에 없어요 -> Bạn tôi không có (ở) nhà
– Ngữ pháp liên kết giữa 2 mệnh đề– Mệnh đề phía trước là nguyên nhân, mệnh đều sau là kết quả và mệnh đề sau không được dùng rủ rê, mệnh lệnh
Ví dụ:+ 비 때문에 학교에 못 갔어요 -> vì mưa nên tôi không đi học được+ 비가 오기 때문에 학교에 못 갔어요 -> vì mưa nên tôi không đi học được
– Diễn tả việc gì đã hoàn toàn kết thúc– Có cảm giác người nói cảm thấy trút bỏ được gánh nặng trong lòng. Hoặc cảm giác buồn vì đà làm điều đó, hoặc là cảm giác nhẹ nhõm tích cực (Tùy vào ngữ cảnh)– Được dịch là “Mất rồi”
Ví dụ:+ 제가 잊어 버렸어요-> Tôi lỡ quên mất rồi+ 제 친구는 저를 안 기다리고 가 버렸어요 > Bạn tôi không đợi tôi mà bỏ đi rồi
– Diễn tả về 1 khoảng thời gian, thời điểm diễn ra việc gì– Động từ có patchim + 을 때, Động từ không có patchim + ㄹ 때– Được dịch là “Khi”
Ví dụ:+ 공부할 때 질문이 있으면 물어 보세요-> Khi học có câu hỏi gì thì cứ hỏi nhé
– Ngữ pháp liên kết 2 mệnh đề với nhau, kết hợp với động từ. Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả…– Dịch là “Nhưng”, “mà”, “vì”… tuỳ ngữ cảnh
Ví dụ:+ 한국어를 공부하는데 어려워요 – > Tôi học tiếng Hàn mà nó khó+ 비가 오는데 왜 나가요? -> Trời mưa mà sao bạn đi ra ngoài?+ 어제 이 옷을 샀는데 마음에 안 들어요 > Hôm qua tôi mua cái áo này nhưng không ưng lắm
– Ngữ pháp liên kết 2 mệnh đề với nhau, kết hợp với tính từ. Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả…– Dịch là “Nhưng”, “mà”, “vì”… tuỳ ngữ cảnh– Tính từ có phụ âm cuối + 은데, tính từ không có phụ âm cuối + ㄴ데
Ví dụ:+ 너무 추운데 창문을 닫을까요? > Trời lạnh quá, tôi đóng cửa sổ nha?+ 김치는 매운데 김밥은 안 매워요 -> Kimchi thì cay nhưng Kimbap thì không cay
– Ngữ pháp liên kết 2 mệnh đề với nhau, kết hợp với 이다. Mệnh đề trước làm tiền đề cho mệnh đề sau xảy ra, có thể là sự đối lập, nguyên nhân kết quả…– Dịch là “Nhưng”, “mà”, “vì”… tuỳ ngữ cảnh
Ví dụ:+ 안 씨는 베트남 사람인데 한국어를 잘해요 > Bạn An là người Việt Nam nhưng học giỏi tiếng Hàn
– Diễn tả mong muốn, nguyện vọng giả định của người nói không có thực, điều ước đó khác với thực tế– Dịch là “Nếu…thì tốt quá”, “Ước gì”
Ví dụ:+ 돈이 많았으면 좋겠어요-> Nếu tôi nhiều tiền thì tốt quá (Ước gì có nhiều tiền)+ 이번 저 회사에 취직할 수 있었으면 좋겠어요 -> Ước gì lần này tôi có thể xin được vào công ty đó.
– Ngữ pháp liên kết nguyên nhân và kết quả, mệnh đề trước là nguyên nhân, mệnh đề sau là kết quả– Mệnh đề sau có thể dùng dưới dạng rủ rê, mệnh lệnh, nhờ vả– Có thể chi thì trước (으)니까– Động tính từ có patchim cộng 으니까, động tính từ không có patchim cộng 니까
Ví dụ:+ 지금 심심하니까 영화를 볼까요?-> Bây giờ chán quá nên mình đi coi phim nha?+ 나나 씨는 꽃을 좋아하니까 꽃을 사세요 -> Bạn Nana thích hoa nên là hãy mua hoa đi
– Ngữ pháp liên kết giữa 2 hành động. Hành động mệnh đề sau diễn ra sau khi hành động ở mệnh đề trước hoàn toàn kết thúc– Phía trước 고나서 là hành động diễn ra trước, sau 고나서 là hành động diễn ra sau– Được dịch là “Rồi”
Ví dụ:+ 생각해 보고 나서 연락해 줄게요-> Tôi sẽ suy nghĩ kĩ rồi liên lạc lại cho
– Ngữ pháp nguyên nhân kết quả– Đứng sau danh từ. Danh từ có phụ âm đuôi cộng 이라서, danh từ không có phụ âm đuôi cộng 라서– Được dịch là “Vì là…nên…”, “Bởi vì là…”
Ví dụ:+ 퇴근 시간이라서 길이 복잡해요-> Vì là giờ tan tầm nên đường phố phức tạp+ 외국인이라서 영어를 못해요 > Vì là người nước ngoài nên không giỏi tiếng Anh
– Được dịch là “Nếu…là được”, “Cứ…là được”– Diễn tả chỉ cần điều kiện ở vế trước là được. Những yếu tố còn lại không quan trọng– Động từ có patchim cộng 으면 되다, Động từ không có patchim cộng 면 되다
Ví dụ:+ 여기에서 오른쪽으로 가면 돼요-> Từ đây cứ quẹo phải là được
– Diễn tả việc chủ thể biết cách làm 1 việc gì đó– Động từ có phụ âm cuối dùng 을 줄 알다, Động từ không có phụ âm cuối dùng ㄹ 줄 알다– Được dịch là “Biết”
Ví dụ:+ 수영할 줄 알았어요 > Tôi đã biết bơi rồi+ 딸기잼을 만들 줄 알아요 > Tôi biết làm mứt dâu
– Ngữ pháp đứng sau động từ, biến động từ thành danh từ– Được dịch là “Sự…”, “Việc…”
Ví dụ:+ 저는 축구를 보는 것을 좋아해요 -> Tôi thích xem đá banh+ 케이크를 만드는 것이 안 쉬워요 -> Làm bánh kem không dễ
– 동안 đứng sau danh từ– Diễn tả khoảng thời gian nào đó– Được dịch là “trong vòng”, “trong”
Ví dụ:+ 3개월동안 한국어를 공부해요 -> Tôi học tiếng Hàn trong vòng 3 tháng+ 삼년동안 기숙사에 살았어요 -> Tôi đã sống ở KTX trong 3 năm trời * V + 는 동안 : Trong lúc– 공부하는 동안 어려운 것이 많아요 -> Trong lúc học có nhiều cái khó