Nếu ai đó nói với bạn rằng vũ trụ rất rộng lớn. Hãy hỏi lại anh ta: Vậy nó lớn cỡ nào? Đó là một câu hỏi khiến bất kì ai đều cứng họng. Bạn chỉ có thể tưởng tượng được phần nào sự vĩ đại của vũ trụ khi xem hết những bức ảnh dưới đây.
Nếu ai đó nói với bạn rằng vũ trụ rất rộng lớn. Hãy hỏi lại anh ta: Vậy nó lớn cỡ nào? Đó là một câu hỏi khiến bất kì ai đều cứng họng. Bạn chỉ có thể tưởng tượng được phần nào sự vĩ đại của vũ trụ khi xem hết những bức ảnh dưới đây.
Một khi rời khỏi Hệ Mặt Trời, bạn sẽ không còn buồn đo đạc kích thước những hành tinh nữa. Giờ đây chỉ có thể nói chuyện về những ngôi sao. Mặt Trời của chúng ta đứng ở đâu khi so sánh với các ngôi sao khác? Thêm một lần nữa, kích thước là không thể định nghĩa bởi tưởng tượng của con người.
Đây là ngôi sao chổi với tên mã 67P/CG mà tàu thăm dò Philae đã hạ cánh trên đó vào tháng 11 năm ngoái. Trong không gian, đường kính 3,5 dặm của nó thực sự không thấm tháp gì. Tuy nhiên, nếu nó rơi xuống Los Angeles, lại là một điều khó có thể tưởng tượng.
Chúng ta đều biết rằng mặt trời rất rất lớn. Tuy nhiên, khi nói nó lớn cỡ nào, ít ai có thể miêu tả nổi. Hình ảnh từ loạt bài “Kích thước các đối tượng thiên văn” của John Brady sẽ cho bạn hình dung về sự khổng lồ của Mặt Trời. Thật sự mà nói, trước khi các nhà khoa học tính toán được kích thước của Mặt Trời, tâm trí nhỏ bé của chúng ta khó có thể tưởng tượng ra nổi một cái gì đó lớn cỡ vậy. Một chiếc Boeing 747 nếu bay hết tốc lực mất 42 giờ để vòng 1 vòng quanh Trái Đất. Cũng với tốc độ đó, nó phải mất tới 6 tháng để bay quanh Mặt Trời.
Lại phải nhấn mạnh lại sự bao la của vũ trụ là không thể tưởng tượng nổi. Thiên hà của chúng ta chỉ là một trong số hành tỷ thiên hà khác ngoài kia. Đây chỉ là tấm bản đồ được các nhà khoa học lập với 100.000 thiên hà gần chúng ta nhất. Nó được gọi là siêu quần thiên hà Laniakea. Siêu quần thiên hà này được tạo thành bởi nhiều nhánh, thiên hà của chúng ta nằm trên một nhánh xa của nó. Một siêu quần thiên hà giáp chúng ta, Perseus dường như với các nhánh ngược chiều. Giữa hai siêu quần lại là một khoảng cách không thể tưởng tượng nổi.
Euclid đã gửi những bức ảnh chụp nhanh đầu tiên vào tháng 11-2023 và vào tháng 5 năm nay - Ảnh: ESA
Với độ phân giải cực kỳ cao, những hình ảnh này cung cấp cái nhìn chi tiết chưa từng có về hàng triệu ngôi sao và thiên hà.
Được thực hiện qua 260 lần quan sát từ ngày 25-3 đến ngày 8-4 vừa qua, bức tranh khảm bao phủ chi tiết một vùng rộng 132 độ vuông của bầu trời phía Nam, tương đương diện tích lớn gấp 500 lần so với Mặt trăng. Đây chỉ là 1% trong tổng diện tích bầu trời mà Euclid sẽ nghiên cứu trong sứ mệnh kéo dài.
Kính thiên văn Euclid sẽ quan sát hình dạng, khoảng cách và chuyển động của hàng tỉ thiên hà, cách Trái đất đến 10 tỉ năm ánh sáng, với mục tiêu xây dựng bản đồ vũ trụ 3D lớn nhất từ trước đến nay.
Bản đồ này đã ghi lại khoảng 14 triệu thiên hà cùng hàng chục triệu ngôi sao trong Dải Ngân hà. Dữ liệu từ Euclid không chỉ giúp nghiên cứu cấu trúc vũ trụ mà còn hỗ trợ các nhà khoa học hiểu rõ hơn về tác động của vật chất tối và năng lượng tối - hai thành phần chiếm tới 95% vũ trụ nhưng vẫn chưa được giải thích đầy đủ.
Bức ảnh một vùng rộng 132 độ vuông của bầu trời phía Nam cho thấy nhiều ngôi sao trong Dải Ngân hà của chúng ta và nhiều thiên hà phía xa - Ảnh: ESA
Bà Valeria Pettorino, nhà khoa học thuộc dự án Euclid tại ESA, nhận định bức tranh khảm này mở ra những cơ hội mới trong việc nghiên cứu vũ trụ. Bà nhấn mạnh rằng những hình ảnh tuyệt đẹp này chỉ đại diện 1% diện tích khảo sát, nhưng đã cung cấp vô số thông tin quan trọng giúp các nhà khoa học khám phá thêm về vũ trụ.
Những hình ảnh từ Euclid còn cung cấp cái nhìn chi tiết về cụm thiên hà Abell 3381, nằm ở bên phải của bức tranh khảm, cùng những ngôi sao trong Dải Ngân hà.
Sử dụng camera quang học và hồng ngoại, Euclid đã ghi lại những ngôi sao có nhiệt độ khác nhau với các màu sắc từ đỏ đến trắng hoặc xanh. Đặc biệt, những đám mây bụi và khí, còn gọi là "xiếc thiên hà", xuất hiện nổi bật giữa các ngôi sao nhờ vào khả năng quan sát siêu nhạy của Euclid.
Kính viễn vọng Euclid, được phóng lên vũ trụ vào tháng 7-2023, chính thức bắt đầu quan sát khoa học vào tháng 2 vừa qua. Tính đến nay, sứ mệnh đã hoàn thành 12% kế hoạch khảo sát vũ trụ.
Những kết quả ban đầu từ Euclid hứa hẹn sẽ mang lại nhiều phát hiện quan trọng, góp phần giải đáp các câu hỏi về nguồn gốc và cấu trúc của vũ trụ.
Ảnh phóng to của một thiên hà xoáy - Ảnh: ESA
Mục tiêu của Euclid là cho phép tạo ra bản đồ 3D theo thời gian và không gian của vũ trụ - Ảnh: ESA
Bốn bức ảnh không gian mới nhất vừa được NASA công bố hồi tuần trước - Ảnh: NASA
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) vừa công bố bốn bức ảnh không gian mới nhất, giúp con người có cái nhìn sơ lược về hai thiên hà: một tinh vân và một cụm sao.
Ảnh được chụp lại từ những dữ liệu tia X và dữ liệu hồng ngoại do đài quan sát Chandra, kính viễn vọng không gian James Webb và kính viễn vọng không gian Hubble thu thập được.
“Bốn bức ảnh chụp lại những thứ không thể quan sát bằng mắt thường”, NASA cho biết trong một tuyên bố.
NGC 346 là một cụm sao cách Trái đất 200.000 năm ánh sáng - Ảnh: NASA
NGC346 là một cụm sao thuộc thiên hà lùn Đám mây Magellan Nhỏ (SMC), cách Trái đất khoảng 200.000 năm ánh sáng.
Cụm sao NGC346 trông giống như một thành phố lớn và có thể là nơi “cư ngụ” của hàng trăm đến hàng triệu ngôi sao.
Nhờ kính viễn vọng James Webb, con người đã có thể nhìn thấy các vùng khí và bụi này dưới dạng một làn sương mù màu hồng tím xen lẫn các ngôi sao sáng rực rỡ.
Cũng theo NASA, những dữ liệu của Chandra cũng tiết lộ về sự tồn tại của các ngôi sao trẻ, nóng và nặng, phát ra những cơn gió mạnh từ bề mặt.
Ngoài ra, trong bức ảnh quan sát được từ Chandra cũng cho thấy một đám mây màu tím, được xem là tàn dư của vụ nổ siêu tân tinh do một ngôi sao lớn gây ra.
Thiên hà xoắn ốc NGC 1672 cách Trái đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng - Ảnh: NASA
Các nhà thiên văn xếp NGC1672 vào loại thiên hà xoắn ốc “có rào chắn” dựa trên hình dạng của nó. Nó cách Trái đất khoảng 60 triệu năm ánh sáng.
Bức ảnh do Chandra phân tích được cho thấy các lỗ đen đang trong quá trình “tiêu hóa” các ngôi sao xung quanh nó, tàn dư của một vụ nổ siêu tân tinh và sao neutron.
Messier 74 (M74) cũng là một thiên hà xoắn ốc và cách Trái đất 32 triệu năm ánh sáng - Ảnh: NASA
Messier74 (M74) cách Trái đất 32 triệu năm ánh sáng và cũng là một thiên hà xoắn ốc giống như Dải Ngân Hà của chúng ta.
Tuy nhiên, thi thoảng M74 cũng được gọi là Thiên hà bóng ma bởi nó tương đối mờ và khó quan sát bằng kính viễn vọng bởi nhỏ hơn so với một số thiên hà khác.
Theo NASA, hình ảnh hồng ngoại từ kính viễn vọng không gian James Webb cho thấy khí và bụi bao quanh M74, còn dữ liệu của Chandra "bắt được" hoạt động năng lượng của các ngôi sao trong thiên hà.
Trong khi đó, dữ liệu quang học của kính viễn vọng Hubble lại cho thấy thêm các ngôi sao và bụi bổ sung trong các làn bụi.
Tinh vân Messier 16 (M16) cách Trái đất khoảng 6.500 năm ánh sáng - Ảnh: NASA
Messier16 (M16) hay còn được gọi là tinh vân Đại bàng, nằm cách Trái đất khoảng 6.500 năm ánh sáng.
Bức ảnh đã chụp lại một khu vực thiên thể nổi tiếng thường được gọi là “các trụ cột của sáng tạo”, bao gồm các đám mây bụi và khí dày đặc - cũng chính là nơi các ngôi sao mới nổi đang trong giai đoạn hình thành ban đầu.