Có thể tìm thấy xuất xứ của hạt gạo tại Trung Quốc. Một vài di tích cổ xưa cho thấy những bằng chứng về việc trồng lúa lâu đời nhất thế giới từ thời tiền sử, khoảng hơn 7.000 năm trước tại Ninh Ba và Hàng Châu dọc theo sông Dương Tử. Lúa gạo được cho rằng đã đến Hàn Quốc thông qua những thương lái dọc theo hạ lưu sông Dương Tử.
Có thể tìm thấy xuất xứ của hạt gạo tại Trung Quốc. Một vài di tích cổ xưa cho thấy những bằng chứng về việc trồng lúa lâu đời nhất thế giới từ thời tiền sử, khoảng hơn 7.000 năm trước tại Ninh Ba và Hàng Châu dọc theo sông Dương Tử. Lúa gạo được cho rằng đã đến Hàn Quốc thông qua những thương lái dọc theo hạ lưu sông Dương Tử.
Theo Statista - một đơn vị thống kê dữ liệu toàn cầu, các nước xuất khẩu gạo lớn trên thế giới vào năm 2021 là Ấn Độ, Việt Nam, Thái Lan, Pakistan và Mỹ. Ấn Độ là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, chiếm 40% lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Năm ngoái, Ấn Độ đã xuất khẩu 21,5 triệu tấn gạo, đạt mức kỷ lục.
Theo hãng tin Reuters, một đại lý tại thành phố Mumbai (Ấn Độ) của một công ty thương mại toàn cầu cho biết, Ấn Độ là nhà cung cấp gạo rẻ nhất, điều này đã phần nào bảo vệ các nước châu Phi như Nigeria, Benin và Cameroon thoát khỏi áp lực của giá lúa mì và ngô tăng vọt.
Tuy nhiên, Lý Quốc Tường - nhà nghiên cứu tại Viện Phát triển Nông thôn thuộc Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc – cho biết, sau khi áp thuế xuất khẩu, "chi phí xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ tăng lên. Vì lượng gạo xuất khẩu của Ấn Độ chiếm 40% tổng lượng gạo toàn thế giới, động thái này có thể đẩy giá gạo trên thị trường quốc tế tăng cao".
Theo hãng tin Bloomberg, B.V. Krishna Rao - chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu gạo Ấn Độ - dự đoán rằng, giá gạo trắng xuất khẩu sẽ vượt mức 400 USD/tấn, trong khi giá tại cửa khẩu ở nước người bán hiện tại là 350 USD.
Còn nhà nghiên cứu Lý Quốc Tường nhận định: "Giá gạo tăng cao sẽ làm gia tăng gánh nặng kinh tế và khiến các nước thu nhập thấp và thiếu lương thực gặp nhiều khó khăn hơn."
“Bánh gạo Hàn Quốc” là một trong những món ăn truyền thống nổi tiếng của đất nước này với nhiều loại hình và hương vị phong phú. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ được tìm hiểu về các loại bánh gạo Hàn Quốc phổ biến nhất, từ bánh gạo truyền thống như Tteokbokki, bánh gạo đậu đen Injeolmi, đến những loại bánh gạo mới lạ như bánh gạo Yasik, hầu hết các loại bánh gạo dưới đây đều được dùng trong các dịp lễ, tết truyền thống tại xứ xở kim chi nên chắc chắn bạn sẽ có nhiều trải nghiệm ẩm thực thú vị khi thưởng thức các món bánh gạo này!
Chapssaltteok là món bánh gạo truyền thống của Hàn Quốc, với nguyên liệu chính là gạo nếp và bột đậu đỏ. Thông thường, Chapssaltteok sẽ có lớp vỏ màu trắng, vị dai dai. Món bánh này cũng thường sử dụng để làm món tráng miệng trong các bữa tiệc tại Hàn.
Bánh gạo Garaetteok đặc trưng với hình trụ dài, cũng là một trong những loại bánh gạo phổ biến tại Hàn Quốc. Bạn có thể dùng riêng, hoặc kết hợp loại bánh gạo này cùng các nguyên liệu khác, tạo thành những món ăn ngon, phổ biến như “tteokbokki”, xiên “tteok kkochi” cay…
Songpyeon là loại bánh thường được người Hàn Quốc tặng nhau vào mỗi dịp Tết trung thu. Bởi hình bán nguyệt của bánh thể hiện cho ý nghĩa trăng khuyết rồi sẽ tròn, mọi việc rồi sẽ tròn đầy, suôn sẻ. Vỏ bánh được làm từ bột gạo, nhân bánh thường làm từ đậu xanh, đậu đỏ, bột mè…
Bánh gạo Injeolmi là món bánh gạo thơm ngon và thường được thưởng thức trong những dịp đặc biệt tại Hàn Quốc. Loại bánh này có thể được chế biến từ các nguyên liệu như gạo nếp, đậu nành, đậu đỏ…,khi ăn cắt thành từng miếng hình chữ nhật có kích cỡ vừa ăn.
Gyeongdan cũng là một cái tên không thể thiếu trong số những loại bánh gạo ngon tại Hàn Quốc. Bánh có hình dạng và hương vị khá giống món bánh gạo Chapssaltteok. Điểm khác biệt là món bánh này có phần vỏ được làm từ bột gạo mềm, phần nhân phía trong làm từ đậu đỏ ngọt. Sau đó, bánh sẽ được luộc chín và phủ lên trên các loại bột nhiều màu sắc khác nhau.
Yaksik cũng là loại bánh gạo thường được người Hàn thưởng thức trong các dịp lễ đặc biệt. Bánh này thường được ăn ngay khi còn nóng và dẻo, khi bánh nguội sẽ được cắt thành nhiều miếng nhỏ hơn. Nguyên liệu chính để tạo nên món bánh này là gạo nếp, mật ong, hạt thông.
Sirutteok là một loại bánh gạo lâu đời tại Hàn Quốc và ngày nay vẫn thường được sử dụng trong những dịp đặc biệt tại đây. Bánh được chế biến từ gạo nếp và đậu đỏ, ngoài ra còn được phủ thêm các loại đậu, hạt khác hoặc trái cây.
Baekseolgi được chế biến từ bột gạo, đường, nước và muối, có vị mềm và dai khi ăn. Đặc trưng của món bánh này chính là bánh có màu trắng, tượng trưng cho sự thuần khiết, trong trẻo và ngây thơ. Vì thế vào những dịp kỷ niệm 100 ngày em bé chào đời, người Hàn Quốc thường chuẩn bị món bánh này.
Jeolpyeon là món bánh gạo phổ biến, thường được sử dụng như món ăn ngọt thường ngày tại Hàn Quốc, hoặc được chuẩn bị trong các buổi tiệc trà đạo.
Bánh có hình dạng dẹt, được hấp từ gạo nếp. Jeolpyeon có vị ngọt đậm, người ta thường quét lên bánh một lớp dầu mè trước khi ăn để bánh có hương vị thơm ngon hơn.
Jeungpyeon là loại bánh gạo được làm từ gạo nếp, đường, men và cả rượu makgeolli. Chính điều này đã tạo nên hương vị hơi chua, vô cùng độc đáo cho món bánh. Jeungpyeon thường được trang trí bằng một ít táo tàu, hạt thông hoặc các loại hạt khác.
Ggultteok cũng là một loại bánh gạo nổi tiếng tại Hàn Quốc, với màu sắc đầy hấp dẫn. Các viên tròn trịa được nặn một cách vừa ăn, bao bọc phần nhân vừng bên trong của bánh. Món bánh này thường được ăn kèm cùng mật ong, tăng thêm hương vị thơm ngon cho bánh.
Nền ẩm thực truyền thống Hàn Quốc đã xây dựng được bản sắc riêng của mình một phần là nhờ vào bộ sưu tập những chiếc bánh làm từ nguyên liệu gạo và ngũ cốc là những nguyên liệu quý báu nhất của dân tộc Hàn nói riêng và con người châu Á nói chung. Bánh gạo nằm trong danh sách những món ăn ngày Tết Hàn Quốc trong suốt một năm, đủ để thấy được tầm quan trọng của nó trong nền ẩm thực truyền thống Hàn Quốc.
Trong văn hoá đời sống thường ngày, bánh gạo Hàn Quốc còn là món ăn mà người dân mang tặng cho hàng xóm khi họ vừa chuyển nhà tới một nơi ở mới như là một món quà chào hỏi giữa người mới và người dân đã sống ở đó từ trước.
Trên đây là thông tin về những loại bánh gạo Hàn Quốc ngon và phổ biến tại nơi đây. Nếu có dịp du lịch Hàn Quốc, bạn hãy thử thưởng thức những món bánh gạo thơm ngon này nhé!
______________________________________________________________________________
DU HỌC HÀN QUỐC JPSC ĐÀ NẴNG – Trung tâm đại diện của nhiều trường Đại học Hàn Quốc tại Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 08, số 295 Nguyễn Tất Thành, Phường Thanh Bình, Quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng
Email: [email protected]
Website: https://duhochandanang.edu.vn/
Chính phủ Ấn Độ ngày 8/9 thông báo, từ ngày 9/9 bắt đầu đánh thuế xuất khẩu 20% đối với các loại gạo không phải gạo đồ và gạo basmati, đồng thời cấm xuất khẩu gạo tấm.
Theo tờ Wall Street Journal, Bộ Nông nghiệp Ấn Độ cho biết, các bang sản xuất ngũ cốc chính là Uttar Pradesh, Tây Bengal và Bihar có lượng mưa và gió mùa không đủ trong tháng 6, lượng mưa không ổn định trong tháng 7 và tháng 8, khiến cho diện tích trồng lúa giảm 13%, từ 26,7 triệu ha năm trước xuống còn hơn 23,1 triệu ha trong năm nay.
Theo số liệu thống kê của Cục Thống kê Trung ương Ấn Độ, CPI tháng 8 của Ấn Độ đã tăng lên 7% từ mức 6,71% trong tháng 7, chấm dứt xu hướng giảm trong ba tháng qua. Trong đó, giá ngũ cốc và các sản phẩm làm từ ngũ cốc đã tăng 9,57%.
Theo tờ Financial Times, Ashok Gulati - giáo sư tại Hội đồng Nghiên cứu Quan hệ Kinh tế Quốc tế Ấn Độ - cho biết, việc hạn chế xuất khẩu sẽ "giúp kiềm chế lạm phát lương thực trong nước".
Theo trang China News, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung trong nước bị thu hẹp và lạm phát, lệnh cấm xuất khẩu đối với gạo tấm và thuế xuất khẩu mới là động thái lớn thứ ba của Ấn Độ nhằm hạn chế xuất khẩu lương thực trong năm nay.
Sau tháng 3 và tháng 4 nóng nhất của Ấn Độ trong hơn 100 năm, do lo ngại về một đợt nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở khắp mọi nơi, Ấn Độ đã hạn chế xuất khẩu lúa mì và đường vào tháng 5.
Diện tích trồng lúa tại Ấn Độ đã giảm 13%, từ 26,7 triệu ha năm trước xuống còn hơn 23,1 triệu ha trong năm nay. Ảnh: China News