Hàng nông sản có chịu thuế GTGT không? Mức thuế suất hàng nông sản, thuế GTGT đối với sản phẩm chăn nuôi? Xuất khẩu nông sản có chịu thuế không?... Anpha sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết tại bài viết này. Xem ngay!
Hàng nông sản có chịu thuế GTGT không? Mức thuế suất hàng nông sản, thuế GTGT đối với sản phẩm chăn nuôi? Xuất khẩu nông sản có chịu thuế không?... Anpha sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết tại bài viết này. Xem ngay!
1. Những mặt hàng nông sản nào được áp dụng mức thuế suất 0%?
Mức thuế suất 0% được áp dụng đối với các sản phẩm nông sản xuất khẩu ra nước ngoài và khu phi thuế quan.
2. Những đối tượng nông sản nào không chịu thuế GTGT?
Các sản phẩm thu được từ trồng trọt (bao gồm cả những sản phẩm thu được từ rừng trồng), chăn nuôi, thủy hải sản tự nuôi trồng hoặc đánh bắt được chưa qua chế biến thành sản phẩm khác hoặc chỉ qua sơ chế làm sạch, bảo quản thông thường của tổ chức, cá nhân tự đánh bắt, sản xuất bán ra và ở khâu nhập khẩu.
3. Hàng hóa nông sản nào không phải kê khai tính thuế GTGT?
Doanh nghiệp, hợp tác xã nộp thuế theo phương pháp khấu trừ mua các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải sản chưa chế biến thành các sản phẩm khác hoặc chỉ sơ chế về bán cho các doanh nghiệp, hợp tác xã khác (ở khâu kinh doanh thương mại) không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT.
Nguyễn Hằng - Phòng Kế toán Anpha
Hãy để lại câu hỏi của bạn, chúng tôi sẽ trả lời TRONG 15 PHÚT
Dù có nền công nghiệp hiện đại với các máy móc, thiết bị kỹ thuật công nghệ cao, nhưng số lượng lao động trẻ tại Nhật Bản đang giảm do già hóa dân số. Chính vì thế có thể nói tham gia đơn hàng nông nghiệp tại Nhật Bản chính là sự lựa chọn hoàn hảo cho lao động hiện nay.
(ABO) Từ năm 2017, ông Dương Kỳ Hiệp sáng lập viên (Công ty Cổ phần Khởi nghiệp Nông nghiệp sáng tạo) tại ấp Vĩnh Phước, xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã định hướng xây dựng, phát triển mô hình “Nông nghiệp tuần hoàn khép kín công nghệ cao” với mong muốn có được thực phẩm sạch tốt nhất cho người tiêu dùng và thân thiện môi trường.
Khác với nông nghiệp truyền thống, nông nghiệp tuần hoàn là một mô hình nông nghiệp chú trọng đến quản lý giảm tiêu thụ tài nguyên và tái tạo tài nguyên theo một vòng lặp khép kín, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh chất thải, tận dụng chất thải làm nguồn tái tạo đầu vào cho khâu tiếp theo trong mô hình. Vì vậy, ông Dương Kỳ Hiệp đã mời nhiều tiến sĩ công nghệ sinh học, nông nghiệp cộng tác nhằm tìm giải pháp thực nghiệm hoàn thiện mô hình nông nghiệp tuần hoàn công nghệ cao tại ấp Vĩnh Phước.
Trong năm 2020, trước tình hình phức tạp đại dịch Covid-19 đã thôi thúc nhóm nghiên cứu tạo ra Mô hình Nông nghiệp canh tác tuần hoàn “cộng sinh động vật và thực vật” phục vụ trồng trọt chăn nuôi khép kín tại chỗ ứng phó dịch bệnh. Trong đó, mô hình thủy sản được nuôi trong một hệ thống tuần hoàn, nước từ bể thủy sản chảy qua các bộ lọc và qua trụ trồng thực vật, sau đó trả nguồn nước sạch lại bể thủy sản. Tại các bộ lọc, chất thải của thủy sản được loại bỏ khỏi nước do sử dụng bộ lọc cơ học loại bỏ chất thải rắn và bộ lọc vi sinh xử lý chất thải hòa tan.
Được sự hỗ trợ, động viên tích cực từ Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang, Ủy ban nhân dân huyện Chợ Gạo và Ủy ban nhân dân xã Đăng Hưng Phước, ông Dương Kỳ Hiệp khởi xướng thành lập Công ty Cổ phần Khởi nghiệp Nông nghiệp sáng tạo năm 2022 phối hợp cùng nông dân địa phương bước đầu xây dựng mô hình “Nông nghiệp tuần hoàn khép kín công nghệ cao” trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, gia cầm và rau củ quả hữu cơ sạch, nhằm giảm tối thiểu tác động đến môi trường, giảm lượng khí thải carbon, tái sử dụng chất dinh dưỡng từ nước nuôi thủy sản, đồng thời sử dụng các sản phẩm phụ phẩm hiệu quả.
Chị Lê Thị Trúc Giang, đại diện Nông trại Suối Gạo, ấp Vĩnh Phước, xã Đăng Hưng Phước, huyện Chợ Gạo cho biết: Vấn đề của nông nghiệp tuần hoàn khép kín sử dụng công nghệ cao rất tốn kém trong khâu đầu tư cơ sở hạ tầng ban đầu nhưng mang lại nguồn thực phẩm sạch bền vững và được thể hiện ở 3 lĩnh vực môi trường, kinh tế và xã hội.
Về mặt kinh tế, ngoài điểm hạn chế ở việc đòi hỏi chi phí đầu tư rất lớn thì ngược lại chi phí duy trì thấp, đồng thời lợi nhuận từ bán thực phẩm sạch trực tiếp cho người tiêu dùng khi tham quan mô hình và đặt hàng online.
Về mặt môi trường, cho phép tiết kiệm nước tối ưu và chất lượng ổn định, tái tuần hoàn nước nên không thải các chất độc hại ra môi trường, không dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học, kháng sinh nhưng vẫn kiểm soát được dịch hại, sâu bệnh, vì vậy sản phẩm cho ra là an toàn và rất tốt cho môi trường.
Về mặt xã hội, hỗ trợ nâng cao được chất lượng cuộc sống bằng việc cung cấp thực phẩm sạch được sản xuất tại địa phương, phù hợp với văn hóa địa phương đảm bảo lương thực, góp phần tạo thu nhập cho người lao động địa phương.
Từ những thử nghiệm ban đầu thành công, nhóm ông Dương Kỳ Hiệp cùng các cộng sự quyết định đầu tư mở rộng xây dựng mô hình nông nghiệp tuần hoàn khép kín tại ấp Vĩnh Phước, xã Đăng Hưng Phước với quy mô dự kiến 7 ha. Đến tháng 8-2024, Nông trại Suối Gạo đã hoàn thành 90% mô hình với diện tích 2 ha gồm nhiều dịch vụ dành cho trẻ em và những khách tham quan muốn nghỉ ngơi và thưởng thức những sản phẩm sạch do chính nông trại tạo ra.
Hoạt động trải nghiệm nông trại sẽ có các hoạt động vui chơi, giải trí, khám phá văn hóa địa phương, có trạm thủy sinh, trạm chăn nuôi, trạm khí canh, trạm sinh học. Đặc biệt, đối với ẩm thực, nông trại công nghệ cao Suối Gạo sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ là các sản phẩm đạt tiêu chuẩn thực phẩm hữu cơ, chuyên gia dinh dưỡng chủ trì, mục tiêu hướng đến sức khỏe và chế độ dinh dưỡng lành mạnh.
Khi đến Suối Gạo khách tham quan sẽ được hòa mình vào thiên nhiên trong nền nông nghiệp hiện đại, trải nghiệm những tiện ích thực phẩm sạch ở 4 trạm: “Trạm Thủy Sinh”, “Trạm Chăn Nuôi”, “Trạm Khí Canh”, “Trạm Sinh Học”, đặc biệt có bố trí kiến trúc, không gian theo phong cách lồng ghép hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi trong hoạt động vui chơi giải trí. Tại đây khách tham quan có thể quan sát khám phá quy luật phát triển của nông nghiệp tuần hoàn, từ đó có góc nhìn về nền nông nghiệp sạch.
Suối Gạo nỗ lực tạo nên hệ sinh thái du lịch canh nông đáp ứng nhu cầu tham quan, học tập, giải trí của đoàn thể, gia đình… như vận động trên đồi cỏ, vườn cây ăn trái, chèo thuyền, tham gia các buổi workshop vẽ tranh, làm nghề thủ công, sáng tạo trồng rau, bắt cá,... tạo nên hiệu ứng truyền thông về nông nghiệp sạch, sản phẩm OCOP địa phương.
Chị Lê Thị Như Thắm, thị trấn Chợ Gạo, huyện Chợ Gạo đã đến trải nghiệm tại Nông trại Suối Gạo cho biết, mùa hè năm nay, thay vì đi du lịch xa, chị cùng gia đình, các con đến Nông trại Suối Gạo tham quan nghỉ ngơi. Chị rất hài lòng với sự chu đáo của nhân viên nơi đây, đồ ăn ngon, rau sạch, các con chị rất thích với chèo thuyền, tham gia buổi workshop vẽ tranh, làm nghề thủ công, trồng rau, bắt cá. Nông trại đang mở trưng bày sản phẩm OCOP tại địa phương, không chỉ đến vui chơi, chị cũng muốn trải nghiệm mua sắm các sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương.
Để hiện thực hóa và nhân rộng Mô hình Nông nghiệp tuần hoàn khép kín công nghệ cao rất cần sự hỗ trợ từ chính quyền các cấp, người dân dân địa phương chung tay phát triển mô hình này nhằm phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Chị Lê Thị Trúc Giang, đại diện Nông trại Suối Gạo cho biết thêm: "Chúng tôi rất tâm huyết xây dựng nên một quy trình khép kín mang lại giá trị có ích cho động đồng, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng, lan tỏa sự gắn kết giữa thành thị và nông thôn nhằm gia tăng nguồn thực phẩm sạch từ nông trại đến bàn ăn. Chúng tôi mở rộng hoạt động kết nối du lịch nông thôn qua các hình thức: Tham quan trải nghiệm mô hình, trực tiếp tham gia sản xuất, thu hoạch và thưởng thức các món ăn được chế biến từ nguồn nông sản sạch tại nông trại, các hoạt động vui chơi trải nghiệm nông nghiệp hiện đại trong không gian xanh nông thôn.
Phó Chủ tịch UBND huyện Chợ Gạo Cao Tấn Hưởng cho rằng: Địa phương luôn tạo điều kiện để Nông trại Suối Gạo có điều kiện mở rộng phát triển nông nghiệp xanh. Hướng tới, UBND huyện đã yêu cầu Phòng Kinh tế - Hạ tầng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện kết hợp Nông trại Suối Gạo trưng bày các sản phẩm OCOP tại địa phương. Nếu kết hợp trải nghiệm tham quan du lịch nông nghiệp xanh và mở bán trưng bày các sản phẩm tiềm năng của địa phương với 38 sản phẩm OCCOP sẽ góp phần phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới của huyện Chợ Gạo.
Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn theo xu hướng tăng trưởng xanh và bền vững sẽ giúp cho người nông dân đảm bảo cuộc sống gắn với sinh kế vốn có trên chính vùng đất của họ, nền kinh tế sẽ phát triển có tính ổn định và bền vững. Đây có thể xem là định hướng giải quyết được bài toán phát triển kinh tế phù hợp với thực tế thích ứng với biến đổi khí hậu. Đặc biệt, trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu, du lịch nông nghiệp xanh sẽ giúp thúc đẩy phát triển kinh tế huyện Chợ Gạo trong thời gian tới.
(HBĐT) - Từ ngày 23 – 24/4, đoàn công tác Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam (VOAA) và tổ chức phát triển nông nghiệp châu Á Đan Mạch (ADDA) đã phối hợp với Hội Nông dân tỉnh thăm, tìm hiểu mô hình rau nông nghiệp hữu cơ của Hội nông dân 6 xã gồm 3 xã Thanh Hối, Tử Nê, Mãn Đức (Tân Lạc) và Thành Lập, Cư Yên, Hợp Hòa (Lương Sơn). Đoàn công tác đến thăm mô hình trồng rau theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ tại xã Cư Yên (Lương Sơn)
Đến nay, trên địa bàn 2 huyện Tân Lạc, Lương Sơn đã có khoảng 10 ha trồng rau an toàn theo phương pháp nông nghiệp hữu cơ, bao gồm các loại rau ăn lá, rau gia vị và củ, quả, tập trung nhiều nhất ở huyện Lương Sơn với 8ha. Tại đây, đoàn công tác đã nắm bắt tình hình sản xuất tại địa bàn làm cơ sở để lựa chọn mỗi huyện 2 xã tiếp nhận và triển khai Dự án “Tăng cường khung sản xuất và thị trường cho sản phẩm nông nghiệp hữu cơ phía Bắc Việt Nam”. Đây là dự án của tổ chức phát triển nông ngiệp ADDA và Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam thiết kế đã được nhà tài trợ quốc tế phê duyệt kinh phí và địa bàn hoạt động.
Dự án có thời gian thực hiện từ năm 2016 – 2018 với kinh phí 500.000 USD. Mục tiêu đầu ra của dự án là xây dựng mô hình nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nông dân tham gia dự án về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, quản lý hoạt động theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống người dân, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.
Dự án có thời gian thực hiện từ năm 2016 – 2018 với kinh phí 500.000 USD. Mục tiêu đầu ra của dự án là xây dựng mô hình nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kỹ thuật và nông dân tham gia dự án về quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, quản lý hoạt động theo chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao đời sống người dân, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường.