LSO-Trong 1000 năm lịch sử của mình, Thăng Long – Hà Nội trải qua các giai đoạn: Thăng Long – Hà Nội đời Lý (1010 – 1225). Năm Canh Tuất 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long với mục đích: “Đóng đô nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, định kế lâu dài cho con cháu đời sau”. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Nhà Lý có những chính sách để “Cố kết nhân tâm” trong cả nước, tranh thủ tù trưởng miền núi, thắt chặt khối đoàn kết dân tộc, tạo cơ sở chính trị thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà Lý đặc biệt quan tâm đến vùng rừng núi phía Bắc và Đông Bắc, đó là vùng biên cương có vị trí chiến lược trọng yếu của công cuộc củng cố nền quốc phòng, chuẩn bị kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Kinh đô Thăng Long của Đại Việt trở thành một đô thị lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất của đất nước, mở ra...
LSO-Trong 1000 năm lịch sử của mình, Thăng Long – Hà Nội trải qua các giai đoạn: Thăng Long – Hà Nội đời Lý (1010 – 1225). Năm Canh Tuất 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La và đổi tên Đại La thành Thăng Long với mục đích: “Đóng đô nơi trung tâm, mưu toan nghiệp lớn, định kế lâu dài cho con cháu đời sau”. Năm 1054, nhà Lý đổi tên nước là Đại Việt. Nhà Lý có những chính sách để “Cố kết nhân tâm” trong cả nước, tranh thủ tù trưởng miền núi, thắt chặt khối đoàn kết dân tộc, tạo cơ sở chính trị thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhà Lý đặc biệt quan tâm đến vùng rừng núi phía Bắc và Đông Bắc, đó là vùng biên cương có vị trí chiến lược trọng yếu của công cuộc củng cố nền quốc phòng, chuẩn bị kháng chiến chống quân Tống xâm lược. Kinh đô Thăng Long của Đại Việt trở thành một đô thị lớn, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn nhất của đất nước, mở ra...
Giới thiệu Hoàng Thành Thăng Long – Hoàng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử kinh thành Thăng Long Hà Nội. Trải qua các vương triều Lý – Trần – Lê – Nguyễn… nơi đây trở thành chứng nhân lịch sử cho các cuộc đấu tranh giữ nước của dân tộc. Đồng thời kinh thành cũng là minh chứng cho sự tiếp nối văn hóa giữa các triều đại.
Đến với Hoàng Thành Thăng Long một địa điểm bạn không thể bỏ lỡ chính là cột cờ Hà Nội. Đây được xem là chứng nhân lịch sử hào hùng của thủ đô trong thời kháng chiến chống Pháp.
Đến tham quan Cột cờ Hà Nội, bạn sẽ có cơ hội được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và đừng từ trên đỉnh cột cờ ngắm nhìn cảnh vật của bốn hướng xung quanh, chiêm ngưỡng công trình lịch sử đầy tự hào.
Trong thân của cột cờ có tới 39 lỗ thông hơi và chiếu sáng hình dẻ quạt. Ngoài ra, còn có một cầu thang xoắn 54 bậc bằng đá dẫn du khách lên đỉnh cột cờ.
Nhờ có thiết kế cân xứng mà nhiệt độ bên trong cột cờ lúc nào cũng mát mẻ dù Hà Nội có đang vào những ngày nóng nhất. Bên cạnh đó, kết cấu các cửa lên xuống của cột cờ cũng được bố trí hết sức khoa học để tránh tình trạng nước mưa chảy vào trong lòng tháp.
Ngoài ra, đây cũng là nơi lý tưởng để chụp ảnh Hoàng Thành Thăng Long. Cột cờ Hà Nội là một địa điểm check in để ghi dấu chân hành trình khám phá của cuộc đời nhất định không thể bỏ lỡ.
Cửa Bắc Hoàng Thành Thăng Long là cổng thành duy nhất còn sót lại của Hà Nội, nằm trên đường Phan Đình Phùng, đã trải qua lịch sử bi hùng với 2 trận đánh chiếm từ thực dân Pháp. Hiện nay Cửa Bắc trở thành điểm tham quan, di tích lịch sử không thể bỏ qua khi tới du lịch khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Đến đây bạn sẽ được thỏa sức khám phá những dấu tích chiến tranh còn sót lại để hiểu hơn về lịch sử dân tộc.
Hoàng Thành Thăng Long mở cửa các ngày trong tuần (trừ thứ 2).
Ngoài những địa điểm trong khu di tích Hoàng Thành Thăng Long, bạn cũng có thể ghé thăm các điểm đến gần đó: Lăng Bác, hồ Gươm, hồ Tây,… Hoặc nếu muốn đổi gió muốn đi du lịch bên ngoài ngoại thành Hà Nội bạn có thể tham khảo các địa điểm: Lynn Times Thanh Thủy (Phú Thọ), vườn quốc gia Ba Vì, Tam Đảo… để có thêm những trải nghiệm tuyệt vời hơn nhé!
Hi vọng qua những gợi ý vừa rồi, bạn sẽ có một ngày vui chơi, tham quan thả ga và không bỏ lỡ di tích, địa điểm nào tại Hoàng Thành Thăng Long – Khu di sản văn hóa thế giới tại Hà Nội và tìm được cho mình điểm đến thích hợp.
Ohayo Onsen & Spa – Tắm khoáng nóng, Xông khô, Spa, Trị liệu toàn diện
Trái ngược với tuổi đời lâu đời của di tích Hoàng Thành Thăng Long, khu vực nhà D67 được coi là có tuổi đời trẻ nhất, được xây dựng vào năm 1967. Đây là nơi làm việc của các đại tướng Võ Nguyên Giáp và Văn Tiến Dũng, và là địa điểm tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng của Bộ Chính trị và Quân ủy trong giai đoạn chống Mỹ cứu nước.
Khi tham quan nhà D67, bạn sẽ thấy những vật dụng quen thuộc vẫn được bảo tồn đến ngày nay, như bản đồ, bàn ghế, điện thoại… Khung cảnh mang nét cổ kính gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng, khiến chúng ta lắng đọng trước sự hào hùng của dân tộc trong quá khứ.
Cổng Hành Cung Hoàng Thành Thăng Long là nơi canh gác của quân lính, nhằm giữ an toàn cho vua và hoàng tộc. Mỗi cổng hành cung là một công trình có thiết kế cầu kỳ, vững chãi, làm tôn vẻ tráng lệ của cung điện.
Trong Khu di tích Thành cổ Hà Nội hiện còn tồn tại tám cổng hành cung như thế. Chính nhờ những cổng hành cung này mà công việc xác định tọa độ các cung điện và lớp tường thành được chính xác hơn.
Di tích Đoan Môn tọa lạc tại khuôn viên ở phía Nam của di tích Hoàng thành Thăng Long. Đoan Môn còn có tên gọi khác là Của Nam và là cửa chính của Hoàng thành Thăng Long. Theo sử sách ghi chép lại, cửa Nam được xây dựng vào khoảng thế kỉ XVII – XVIII dưới triều đại nhà Lê. Và đến thời nhà Nguyễn, cửa Nam đã được tu sửa lại như kiến trúc hiện nay mà bạn thấy. Kiến trúc của cửa Nam mô phỏng hình chữ U với 5 cổng thành được dựng cuốn vòm cân xứng gần như tuyệt đối. Có thể bạn không biết, kiến trúc cuốn vòm không chỉ bắt mắt với những đường cong duyên dáng. Mà kiến trúc cuốn vòm còn có kết cấu chịu lực vô cùng tốt rất thích hợp để bảo vệ thành thời bấy giờ.
Hành trình tham quan khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu sẽ đưa bạn đến với chốn cung đình xa hoa từ thế kỉ VII. Cụ thể, bạn sẽ được tận mắt nhìn thấy những tàn dư được khai quật từ trong lòng đất như: cột gỗ, giếng nước, gạch “Giang Tây quân”, ngói ống, gốm sứ,… Cùng với đó là những kiến trúc: mái ngói, 40 chân cộ, móng trụ,… từ các công trình cung điện xưa cũ. Vẻ đẹp nguy nga tráng lệ và cổ kính của các di tích khảo cổ ở đây chắc chắn sẽ giúp bạn mở mang tầm mắt đấy!
Di tích lịch sử gắn liền với biết bao sự kiện của dân tộc mà bài viết muốn giới thiệu đến bạn đó là điện Kính Thiên. Điện Kính Thiên Hoàng Thành Thăng Long là nơi vua Lê Thái Tổ thực hiện nghi lễ đăng quang ngôi vị hoàng đế vào năm 1428. Vào những triều đại khác, điện Kính Thiên được sử dụng làm nơi tiếp đón các sứ thần nước láng giềng. Và cũng như tổ chức các sự kiện quan trọng. Mãi cho đến năm 1816, dưới thời Gia Long, điện Kính Thiên đã được tu sửa lại. Và trở thành nơi nghỉ ngơi của các vị vua triều Nguyễn khi tuần du ra Bắc. Năm 1841, tên gọi điện Kính Thiên được vua Thiệu Trị đổi thành Long Thiên.
Tiếp đến vào thời kì chiến tranh chống thực dân Pháp vào năm 1886. Điện Long Thiên đã bị phá hủy để xây dựng khu chỉ huy pháo binh. Chính vì đã trải qua những thăng trầm và biến cố của lịch sử. Nên hiện tại, khi đến thăm điện Long Thiên, bạn chỉ có thể nhìn thấy bậc thềm và nền điện. Mặc dù vậy, điện Kính Thiên vẫn là một địa điểm hấp dẫn mà bạn không nên bỏ qua.
Con đường này vô cùng lung linh khiến cho ai khi đi qua cũng sẽ bị hút mắt với gam đỏ, vàng nổi bật. Con đường đèn lồng Hoàng Thành Thăng Long là một trong các điểm các bạn trẻ, các bạn học sinh chụp ảnh kỷ yếu rất nhiều.