Sorry, only registred users can create playlists.
Sorry, only registred users can create playlists.
Chùa Diệu Pháp Liên Hoa được Thượng tọa Thích Liễu Nguyên thành lập tại thành phố Anaheim, tiểu bang California vào ngày 21 tháng 10 năm 2019 trên diện tích 7.000 square feet. Anaheim là thành phố có diện tích lớn nhất ở Orange County (Quận Cam) thuộc miền Nam California, cách thành phố Los Angeles 28 dặm về phía Đông Nam. Chùa nằm ngay khu trung tâm thành phố Anaheim, bên cạnh công viên giải trí Disneyland nổi tiếng thế giới. Chùa mang tên “Diệu Pháp Liên Hoa” là tên bộ kinh Đại thừa quan trọng, thường gọi tắt là kinh Pháp Hoa, được lưu truyền rộng rãi ở Á Đông.
Chùa có chánh điện, tổ đường và hội trường (200 người). Điện Phật được bài trí tôn nghiêm. Hương án chính thờ tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Địa Tạng. Tượng đức Phật Thích Ca được tạo tác bằng đá ép của Italia. Hai tượng Bồ tát được tạo tác bằng fiberglass ở Đài Loan. Bàn thờ phía trước tôn trí bộ tượng Tây Phương Tam Thánh (Đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí). Chùa còn tôn trí một số pho tượng khác như: tượng Đức Phật Thích Ca (Thái Lan), Đức Phật Thích Ca nhập Niết Bàn, Bồ tát Quán Thế Âm Tự Tại, Bồ tát Đại Hạnh Phổ Hiền… Ở trần nhà Phật điện, chùa gắn hai cây đèn led (công nghệ mới) của Nhật Bản, lung linh rực rỡ sắc màu! Lễ An vị Phật được chùa tổ chức trang nghiêm vào ngày 24 tháng 01 năm 2020 dưới sự Chứng minh và Chủ lễ của Hòa thượng Thích Như Minh, Viện chủ Chùa Việt Nam, Los Angeles.
Ở sân trước, chùa tôn trí lộ thiên bộ tượng Tây Phương Tam Thánh (Di Đà Tam Tôn) được tạo tác bằng đá trắng ở Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng, Việt Nam. Chùa đã cử hành Lễ An vị chư Phật, Bồ tát vào ngày 12 tháng 3 năm 2020, nhân ngày vía Đức Bồ tát Quán Thế Âm (19 tháng 02 âm lịch). Chùa có vườn hoa đẹp!
Thượng tọa trú trì Thích Liễu Nguyên quê ở huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị, Việt Nam. Thượng tọa xuất thân trong một gia đình thâm tín đạo Phật. Trong gia đình có 10 anh em thì 5 anh em đã xuất gia. Năm 1990, Thượng tọa xuất gia cầu đạo với Hòa thượng Thích Chánh Trực tại chùa Phật Học Tỉnh Hội Quảng Trị. Năm 1996, Thượng tọa vào Huế tu học ở Tổ đình Kim Tiên. Năm 1997, Thượng tọa thọ Sa Di giới tại giới đàn Chùa Từ Đàm, Huế do Hòa thượng Thích Thiện Siêu làm Đàn đầu Hòa thượng. Năm 2000, Thượng tọa thọ Cụ túc Bồ tát giới và đạt Á khoa tại Đại giới đàn Tịnh Khiết ở Tổ đình Tường Vân, Huế.
Thượng tọa đã tốt nghiệp Trung cấp Phật học khóa I tại Chùa Báo Quốc, Huế năm 1999; tốt nghiệp Cử nhân Phật học khóa II tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế năm 2005; tốt nghiệp kỹ sư Lập trình viên Quốc tế tại Aptech, Huế năm 2004. Thượng tọa làm trú trì chùa Thừa Lưu, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2005. Năm 2006, Thượng tọa du học nâng cao tin học lập trình ở Ấn Độ. Năm 2008, Thượng tọa định cư tại Hoa Kỳ, ở Chùa Việt Nam tại Los Angeles. Thượng tọa chuyên hướng dẫn thực hành Thiền Yoga và ăn uống dưỡng sinh phòng chống bệnh ung thư.
Thượng tọa đã sáng tác hơn 1.000 bài thơ về Phật pháp, thiên nhiên…; đã xuất bản tập thơ “Gió mây hóa kiếp” với 108 bài thơ, trong đó một số bài đã được nhạc sĩ Quý Luân phổ nhạc như: Mừng Phật Đản Sanh; Trường ca hạnh nguyện Quán Âm, Hỏi gió hỏi mây; Nhặt lá thu rơi …
Thượng tọa đã thu âm và phát hành những CD Vol nhạc Phật giáo:
CD Vol 1: Uống nước nhớ nguồn (2011)
CD Vol 2: Khánh Xuân Di Lặc (2012)
CD Vol 3: Trường ca hạnh nguyện Quán Âm (2014)
CD ngâm thơ: Ánh Đạo Vàng (2014)
Ngoài ra, Thượng tọa còn biên soạn, chú thích một số kinh tạng; chuyển thơ và giảng giải Kinh Pháp Cú; thu âm nhiều kinh: kinh Diệu Pháp Liên Hoa, kinh Kim Cang, kinh A Di Đà, kinh Báo ân Cha Mẹ, kinh Dược Sư, kinh Địa Tạng, kinh Từ Bi Tam Muội Thủy Sám…
Chùa có lịch sinh hoạt hằng tuần, hằng tháng và các ngày lễ vía hằng năm. Chùa đã tổ chức trang nghiêm và đón tiếp chu đáo đông đảo thiện nam, tín nữ, Phật tử về dự các ngày lễ lớn trong năm: Lễ Phật Đản, Lễ Vu Lan … Trang Facebook: Diệu Pháp Liên Hoa của Chùa hằng ngày đã đăng nhiều tin tức hoạt động của Chùa và những câu chuyện nhà Phật có ý nghĩa giáo dục sâu sắc.
Thượng tọa trú trì Thích Liễu Nguyên
18-12. Một số bài thơ của Thượng tọa trú trì
%PDF-1.5 %µµµµ 1 0 obj <>>> endobj 2 0 obj <> endobj 3 0 obj <>/XObject<>/ProcSet[/PDF/Text/ImageB/ImageC/ImageI] >>/Annots[ 28 0 R 29 0 R 30 0 R 31 0 R 35 0 R 37 0 R 38 0 R] /MediaBox[ 0 0 612 792] /Contents 4 0 R/Group<>/Tabs/S/StructParents 0>> endobj 4 0 obj <> stream xœ•XÛnÜ6}7ààãªÀÒÞYBw×v³môbôÅèƒ8N€ÆNÓ4ù¾¶?ÖRÒ’»Ô¥0Ö¢$ÎõÏ�b?²ËË‹—»ým˶W;¶½=?»¸šÍnßœŸø,.¤fNXØíûó3Á��ñåÇÇüîçoÏÏîV¬ù�Ý~w~v� ÙõËc™5Ȭé·xõ2˜Q";%ÀÐ
Copyright © 2007 - 2024 Chùa Giác Ngộ
Chịu trách nhiệm: Thích Ngộ Dũng
Đây là bài kinh quý vị tụng hằng ngày, nhưng nhiều khi tụng mà chưa hiểu hết được nghĩa, thành ra lợi ích cũng không được đầy đủ. Cho nên cần phải học để hiểu được nghĩa, hiểu được lý kinh, rồi ứng dụng tu hành, như vậy, tụng kinh sẽ thấm sâu hơn và đầy đủ ý nghĩa nhiều hơn.
Bát Nhã Tâm Kinh nói đủ là Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, nguyên bản là chữ Phạn, dịch ra chữ Hán thì có đến mấy bản dịch:
- Thứ nhất là Ngài Cưu Ma La Thập dịch, để tên là "Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đại Minh Chú Kinh".
- Thứ hai là Ngài Bồ Đề Lưu Chi dịch, đề tên là "Bát Nhã Ba La Mật Đa Na Đề Kinh".
- Thứ ba là Ngài Bát Nhã và Ngài Lợi Ngôn cùng dịch, đề tên là "Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh".
- Thứ tư là Ngài Pháp Nguyệt dịch, đề tên là "Phổ Biến Trí Tạng Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh".
- Thứ năm là Ngài Trí Huệ Luân dịch, để tên là "Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh".
- Thứ sáu là Ngài Thi Hộ dịch, đề tên là "Phật Thuyết Thánh Phật Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa Kinh".
Và bản chúng ta học đây là do Ngài Tam tạng Pháp sư Huyền Trang dịch. Đó là dịch từ tiếng Phạn ra tiếng Hán. Dịch ra tiếng Việt cũng có nhiều bản, như là bản của Hòa thượng Thích Trí Quang, bản của Hòa thượng Thích Trí Thủ, bản của Hòa thượng Thích Thiện Hoa, bản của Thiền sư Thích Nhất Hạnh v.v... Chúng ta học ở đây là bản tụng hằng ngày của Hòa thượng Tôn sư dịch. Gần đây có thêm bản dịch của Hồng Như dịch từ bản Tây Tạng qua bản dịch tiếng Anh. Trong những bản này thì có bản dịch lược, có bản dịch đầy đủ. Bản mình học của Ngài Tam tạng Huyền Trang là lược dịch, không có phần đầu và phần cuối. Còn có những bản đầy đủ như bản dịch từ Tây Tạng thì có phần đầu là "Tôi nghe như vầy, Phật ở núi Linh Thứu nói kinh này..."; hoặc là bản của Ngài Bát Nhã và Lợi Ngôn cũng vậy, cũng có phần đầu và phần cuối: "Tín thọ phụng hành...".
Là Ngài Đường Tam Tạng Huyền Trang. Ngài thông được cả ba tạng Kinh, Luật, Luận, sống vào thời Đường nên gọi là Đường Huyền Trang. Ngài sinh năm 602, tịch năm 664. Tên thế tục là Trần Huy, người tỉnh Hà Nam, cũng có người anh xuất gia, pháp hiệu là Trường Tiệp.
Năm Ngài 13 tuổi, đặc biệt được vị quan nhà Tùy là Trịnh Thiện Quả đặc cách cấp độ điệp cho xuất gia làm tăng. Tức là thời đó không phải muốn vào xuất gia là dễ, phải có triều đình cho tuyển thi. Trong đó có đợt tuyển thi khoảng hai mươi mấy ba chục người thôi, Ngài Huyền Trang lúc đó mới 13 tuổi, thành ra không được dự thi. Cho nên, Ngài chỉ đứng ở bên ngoài dòm coi thôi chứ không được tham dự, nhưng ông quan này từ xa thấy cốt cách của Ngài có vẻ khác thường. Ông mới kêu lại hỏi và thấy đối đáp lanh lợi nên có cảm mến. Ông nghĩ rằng đây chắc sẽ làm bậc làm pháp khí cho Phật pháp sau này, do đó ông mới cho đặc cách xuất gia.
Năm 21 tuổi, Ngài được thọ giới Tỳ-kheo, tới năm 26 tuổi (có chỗ nói là 28 tuổi) khởi hành đi Ấn Độ cầu kinh pháp.
Trải qua nhiều gian nan, khổ nhọc cho đến nguy hiểm cả tính mạng nhưng vẫn không làm Ngài sờn lòng thối chí, Ngài vẫn kiên cường vượt qua tất cả để thành tựu chí nguyện vẻ vang cả Ấn Độ và Trung Hoa thời đó. Ngày xưa là phải đi bộ, đi ngựa, qua những vùng sa mạc mà chỉ có một người một ngựa không có người thứ hai làm bạn. Nhìn trên trời lại không có bóng chim nữa, thêm là những cảnh ma quái rùng rợn đe dọa. Có lần đi trong sa mạc, mà bình nước đem theo, Ngài lỡ tay làm rớt đổ hết, coi như là thất vọng. Đi sa mạc mà không có nước thì làm sao đi, Ngài định quay ngựa lại để tìm nước rồi đi tiếp. Nhưng đi được một đoạn Ngài mới nghĩ: "Mình đã thề không đến được Tây Thiên thì không lùi một bước về hướng đông, tại sao bây giờ mình lại quay trở lại!". Ngay đó, Ngài quay đầu ngựa đi tiếp. Quý vị thấy ý chí Ngài phi thường vậy đó. Ngài tiếp tục phải vượt qua núi Tuyết rồi gặp bao trở ngại, giặc cướp, ngôn ngữ bất đồng v.v..., đủ thứ khó khăn nhưng Ngài vượt qua hết. Ngài đúng là con người mà mình phải học nhiều và đáng kính nể.
Rồi đến 44 tuổi, Ngài về nước, bấy giờ mới là vẻ vang. Mọi người nghe tới Ngài về nước như là thần thánh vậy. Thời đó mà từ Trung Hoa đi qua Ấn Độ thỉnh kinh trở về thì không tưởng tượng nổi. Ai cũng hâm mộ muốn xem mặt của Ngài ra sao, kinh thành Trường An lúc đó nhộn nhịp đón mừng, người người chen nhau chiêm ngưỡng chật cứng hết, cảnh tượng coi như chưa từng có.
Sau đó, Ngài mới lo dịch kinh, thuyết pháp. Chủ trương dịch kinh của Ngài là trung thành với nguyên bản, chứ không dịch ý như Ngài Cưu Ma La Thập. Hội đồng dịch kinh tổ chức rất là quy mô, nghiêm túc. Cuối cùng vào ngày mùng 5 tháng 2 năm Giáp Tý, niên hiệu Lân Đức thứ hai, 664 Tây Lịch, tức đời vua Cao Tông nhà Đường thì Ngài thị tịch tại cung Ngọc Hoa, thọ 63 tuổi.
Nghe tin Ngài tịch, vua Đường Cao Tông cảm rơi nước mắt. Nhà vua rất buồn và ra lịnh bãi triều ba ngày để kỷ niệm, đồng thời nói với các quan: "Trẫm nay đã mất một quốc bảo rồi!". Khu cử hành tang lễ, hơn một trăm vạn người đến đưa tiễn, lòng người rất là ngưỡng mộ. Đến hôm đưa đi nhập tháp thì có hơn ba vạn người ngủ lại nơi mộ. Cho thấy lòng người kính mộ Ngài như vậy đó.
Nguồn gốc bản Tâm Kinh Bát Nhã tiếng Phạn mà Ngài Huyền Trang nhận được để dịch cũng có tính cách hơi huyền bí nữa. Theo tư liệu Đôn Hoàng ghi lại, nhân Ngài bắt đầu đi thỉnh kinh, khi đến Ích Châu nghỉ lại nơi chùa Không Huệ, gặp một vị tăng bệnh cùng nhau hỏi thăm nói chuyện qua lại. Vị tăng ấy biết được ý nguyện của Ngài đi Thiên Trúc thỉnh cầu kinh pháp nên rất cảm kích mới truyền cho Ngài bài Tâm Kinh Bát Nhã này để thọ trì trên đường đi hầu giúp cho có những cảm ứng linh nghiệm trong chuyến đi. Cho nên trên đường đi khi gặp những gì trở ngại Ngài cũng thường tụng bài Tâm Kinh Bát Nhã. Rồi khi Ngài đến Ấn Độ, bỗng gặp lại vị tăng đó, vị đó đến chúc mừng, rồi thố lộ cho biết chính là Bồ-tát Quán Thế Âm thị hiện. Nói xong vị ấy liền vọt lên hư không đi mất. Đó là một chút tư liệu thêm về bản Bát Nhã Tâm Kinh này.