Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Tòa soạn: Số 5 Lý Thường Kiệt, Hà Nội
Để xác định kim ngạch xuất nhập khẩu, bạn sử dụng công thức sau:
Kim ngạch xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu / Giá trị nhập khẩu) x 100%
Năm 1986, kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đạt 2,9 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 789 triệu USD và nhập khẩu là 2,15 tỷ USD.
Đến năm 2006, sau 20 năm, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 84,7 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu đạt 39,8 tỷ USD; giá trị nhập khẩu đạt 44,9 tỷ USD.
Dấu mốc Việt Nam gia nhập WTO năm 2007 đã thực sự mở ra một trang mới cho hoạt động xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Cụ thể, ngày 1/12/2007, kim ngạch xuất nhập khẩu lần đầu tiên vượt mốc 100 tỷ USD.
Ngày 24 tháng 12 năm 2011, cột mốc quan trọng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt được là 200 tỷ USD. Đến năm 2017, con số đó đã tăng gấp đôi lên 400 tỷ USD. Chỉ trong 10 năm (2007-2017), kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước đã tăng gấp 4 lần.
Kết quả xuất nhập khẩu tiếp tục đạt những mốc son mới, năm 2018, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước vượt 480 tỷ USD, trong đó xuất khẩu gần 243,5 tỷ USD. Việt Nam tăng trưởng ấn tượng, đứng thứ 26 về xuất khẩu và thứ 23 về nhập khẩu. Vì vậy, Việt Nam tiếp tục đứng trong nhóm 30 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới.
4 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu tăng 5,8% so với cùng kỳ năm 2018, vượt 78,7 tỷ USD.Theo bảng xếp hạng gần đây nhất năm 2021, WTO ghi nhận xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ 23 thế giới và nhập khẩu của Việt Nam đứng thứ 20 thế giới. Trong ASEAN, Việt Nam là nước xuất khẩu và nhập khẩu lớn thứ hai (sau Singapore).
Kim ngạch xuất khẩu là một trong những yếu tố quan trọng để đo lường trình độ phát triển kinh tế của một quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu phụ thuộc phần lớn vào sự biến động của hoạt động thương mại và quan hệ toàn cầu.
Qua bài viết này, hy vọng Xuất nhập khẩu Lê Ánh đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để làm việc trong ngành xuất nhập khẩu đạt hiệu quả tốt nhất.
Xuất nhập khẩu Lê Ánh – Địa chỉ đào tạo xuất nhập khẩu thực tế số 1 Việt Nam. Chúng tôi đã tổ chức thành công các khóa học xuất nhập khẩu tại TPHCM & Hà Nội, khóa học logistics cơ bản - chuyên sâu, khóa học khai báo hải quan chuyên sâu, khóa học báo cáo quyết toán hải quan, Khóa học purchasing, khóa học sale xuất khẩu chuyên sâu... và hỗ trợ việc làm cho hàng nghìn học viên, mang đến cơ hội làm việc trong ngành logistics và xuất nhập khẩu đến với đông đảo học viên trên cả nước
Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn chi tiết về các khóa học xuất nhập khẩu online/ offline: 0904.84.8855
Ngoài các khóa học xuất nhập khẩu - logistics chất lượng thì trung tâm Lê Ánh còn cung cấp các khóa học kế toán online - offline, khóa học hành chính nhân sự chuyên nghiệp chất lượng tốt nhất hiện nay.
Thực hiện bởi: XUẤT NHẬP KHẨU LÊ ÁNH - TRUNG TÂM ĐÀO TẠO XUẤT NHẬP KHẨU THỰC TẾ SỐ 1 VIỆT NAM
Trong tháng 10/2024, kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9. Tính chung 10 tháng năm 2024, kim ngạch của ngành đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái…
Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM (VCCI-HCM) vừa phối hợp với BIFA JSC và Công ty PABLO tổ chức giới thiệu Triển lãm Quốc tế về giải pháp nội thất thông minh 2024 (SFS Vietnam 2024) với chủ đề “Xu hướng đột phá mới cho ngành gỗ và nội thất”, diễn ra từ 27 đến 30/11/2024 tại Bình Dương.
Ông Trần Ngọc Liêm, Giám đốc VCCI-HCM cho biết, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục là động lực thúc đẩy tăng trưởng. Trong 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam ước đạt gần 649 tỷ USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó xuất khẩu đạt gần 336 tỷ USD, tăng 15% và nhập khẩu đạt gần 313 tỷ USD, tăng 17,1%.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đạt mức tăng trưởng ấn tượng, riêng trong tháng 10 ước đạt 1,5 tỷ USD, tăng 20% so với tháng 9 và tăng 16,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính chung cả 10 tháng 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ đã đạt 13,2 tỷ USD, tăng gần 21% so với năm 2023, tiến sát mục tiêu 14,2 tỷ USD của cả năm 2024.
Các sản phẩm gỗ của Việt Nam đã vươn tới 170 thị trường thế giới, trong đó 5 thị trường lớn là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU chiếm tới hơn 90% tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ.
Nhờ đẩy mạnh tăng trưởng về xuất khẩu, đồ gỗ Việt Nam đang tiếp tục chiếm thị phần lớn tại nhiều thị trường tiêu thụ đồ nội thất bằng gỗ hàng đầu thế giới. Hiện, Việt Nam đã vươn lên đứng thứ 5 thế giới về tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc về nhóm sản phẩm đồ gỗ có giá trị gia tăng cao là đồ mộc trong nhà và ngoài trời.
“Những số liệu xuất nhập khẩu tích cực là minh chứng cho tiềm năng phát triển vượt bậc của ngành gỗ Việt Nam”, ông Trần Ngọc Liêm nhấn mạnh và cho biết: "Triển lãm Quốc tế về giải pháp nội thất thông minh 2024 được VCCI-HCM phối hợp cùng các đơn vị tổ chức là sự kiện quan trọng mở ra nhiều cơ hội hợp tác mới cho các doanh nghiệp trong ngành gỗ và nội thất".
Với mục tiêu giới thiệu và quảng bá các giải pháp nội thất thông minh, SFS Viet Nam 2024 không chỉ giúp doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ và thiết kế tiên tiến mà còn giúp mở rộng chuỗi cung ứng, thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu bền vững.
SFS Vietnam 2024 dự kiến có quy mô khoảng 300 gian hàng, tổng diện tích trưng bày 12.000m2 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế WTC Expo tại thành phố mới Bình Dương.
Bà Dương Thị Tú Trinh, Tổng giám đốc BIFA JSC chia sẻ, ban tổ chức chọn Bình Dương để tổ chức SFS Vietnam 2024 bởi Bình Dương là một trong những trung tâm sản xuất và chế biến gỗ lớn nhất cả nước, được xem là “đầu tàu” kéo ngành gỗ cả nước vào nhóm các ngành có tốc độ phát triển nhanh chóng.
Ông Nguyễn Trường Thi, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Bình Dương cho biết, hiện Bình Dương có hơn 1.200 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu gỗ, trong đó, có hơn 300 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Ngành chế biến gỗ cũng là ngành hàng xuất khẩu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn nhất của tỉnh Bình Dương.
Cụ thể, trong 10 tháng năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của ngành chế biến gỗ Bình Dương ước đạt hơn 5,4 tỷ USD, tăng hơn 24% so với cùng kỳ, chiếm 19% kim ngạch xuất khẩu của cả tỉnh.
“Chúng tôi tự hào là nơi có nhiều doanh nghiệp gỗ hàng đầu, luôn dẫn đầu trong việc đổi mới công nghệ và sáng tạo trong thiết kế sản xuất”, ông Nguyễn Trường Thi nhấn mạnh và thông tin thêm: "Bình Dương sẽ tiếp tục tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp ngành chế biến gỗ, nội thất tạo dựng môi trường phát triển bền vững”.
By CareerLinkĐăng ngày: 15/4/2021
Kim ngạch là gì là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi nghe thời sự nhắc nhiều cụm từ kim ngạch xuất nhập khẩu. Nếu bạn không phải người làm việc hay có nghiên cứu về kinh tế thì thuật ngữ này sẽ khiến bạn bối rối đôi chút. Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về cụm từ thường gặp này.
Kim ngạch được chia thành hai loại là kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Dưới đây là định nghĩa về hai loại kim ngạch này.
Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ hàng hóa của một doanh nghiệp hay một quốc gia trong một kỳ thời gian cố định có thể là tháng, quý hoặc năm. Phần giá trị này được quy đổi và đồng bộ về một loại tiền tệ cụ thể mà nhà nước hoặc doanh nghiệp thu về.
Kim ngạch xuất khẩu đánh giá tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp, đất nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng biểu hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc đất nước có dấu hiệu lạc quan. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thấp làm lượng ngoại tệ thu về ít thì nền kinh tế tài chính của doanh nghiệp và đất nước đang chậm phát triển.
Kim ngạch xuất khẩu có nghĩa là tiền bán bất kỳ hàng hóa xuất khẩu nào nhưng không bao gồm cước phí hoặc bảo hiểm liên quan đến việc vận chuyển.
Công thức tính kim ngạch xuất khẩu
Tỉ lệ xuất nhập khẩu = (Giá trị xuất khẩu /Giá trị nhập khẩu) x 100%
Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của một doanh nghiệp hoặc đất nước trong kỳ thời gian cụ thể tháng, quý, năm. Có thể hiểu đây là chi phí ngân sách dành cho việc nhập khẩu hàng hóa.
Thông thường, kim ngạch nhập khẩu sẽ được kiểm soát để cho giá trị nhập khẩu luôn thấp hơn giá trị của kim ngạch xuất khẩu. Vì xét cho cùng, giá trị kim ngạch xuất khẩu thể hiện năng lực của nền kinh tế quốc gia.
Thực trạng xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2020
Hiểu được kim ngạch là gì, có thể nhiều người thắc mắc vậy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua như thế nào? Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình kinh tế thế giới năm 2020 có nhiều biến động lớn mang đến nhiều thách thức cho thương mại quốc tế. Xung đột thương mại Mỹ – Trung cũng mang đến những thay đổi phức tạp, đa chiều trong quan hệ kinh tế giữa các nền chính trị lớn trên toàn cầu. Kinh tế thế giới đối mặt với sự suy thoái sâu nhất trong nhiều năm.
Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 là năm cuối của kế hoạch 5 năm 2016 – 2020, Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra theo kế hoạch. Tình hình dịch bệnh phức tạp đã khiến các quốc gia quyết định đóng cửa biên giới đặt ra nhiều rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu để hỗ trợ bảo vệ các sản phẩm nội địa, các sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều là nông, thủy sản.
Nhờ những biện pháp phòng chống dịch bệnh quyết liệt và đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại của Việt Nam vẫn đảm bảo giữ được phong độ trong sự đứt gãy của thương mại toàn cầu. Đà tăng trưởng được đảm bảo, lực kéo của nền kinh tế vẫn đầy sức sống. Trong khi các quốc gia trong khu vực có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ các năm trước, Việt Nam lại đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đáng chú ý trong năm 2020. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2020 đạt khoảng 543 tỷ USD, tăng trưởng dương 5% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 282 tỷ USD, cao hơn 6.5%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 263 tỷ USD cao hơn 3.6%. Như vậy cán cân thương mại hàng hóa trong năm 2020 xuất siêu khoảng 19 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc.
Trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 thì 78 tỷ USD là thị phần của khu vực kinh tế trong nước con số này giảm 1% và chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó khu vực vốn đầu tư nước ngoài (bao gồm dầu thô) đạt hơn 200 tỷ USD, tăng hơn 9% chiếm trên 70% (tỷ trọng tăng 2 điểm phần trăm so với năm trước đó).
Số lượng mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là 31 trong đó số lượng mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD chiếm 24, trên 5 tỷ USD chiếm 9 và trên 10 tỷ USD là 6 mặt hàng. Con số ấn tượng nhất đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt 51%, đạt 18% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng lại giảm 1% so với năm trước đó.
Mặt hàng đạt con số khả quan khác là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 45 tỷ USD cao hơn 25%. Trong thời gian gần đây mặt hàng điện tử, máy tính điện thoại và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu cao chi phối kim ngạch xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu của nhóm mặt hàng này gần đạt tới ngưỡng 100 tỷ USD (con số này là 87 tỷ năm 2019 và năm 2020 đã đạt đến 96 tỷ USD) tỷ trọng đã đạt đến gần 34% kim ngạch xuất khẩu toàn năm 2020.
Một năm nền kinh tế phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, mà thành tích xuất siêu vừa được giữ vững và còn đạt được kỷ lục mới. Mặc dù thành tích này có sự góp phần của sự giảm sút của kim ngạch nhập khẩu. Tuy vậy đây vẫn là một thành tựu đáng tự hào và là bước đà quan trọng để nền kinh tế tiến vào năm 2021.
Trên đây là một số chia sẻ về kim ngạch là gì và các thông tin liên quan, hi vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn.