Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, hệ số điều chỉnh giá đất được áp dụng để tính giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất trong các trường hợp sau đây:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 18 Nghị định 44/2014/NĐ-CP, hệ số điều chỉnh giá đất được áp dụng để tính giá đất cụ thể bằng phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất trong các trường hợp sau đây:
Hệ số điều chỉnh giá đất (hay còn gọi là hệ số K) là hệ số được áp dụng để điều chỉnh giá đất cụ thể theo từng khu vực, phù hợp với tình hình thị trường và các yếu tố tác động khác. Hệ số này thường được các cơ quan nhà nước ban hành và điều chỉnh hàng năm dựa trên giá đất thị trường, nhằm đảm bảo tính công bằng và hợp lý trong việc xác định giá trị bất động sản.
Việc tính toán hệ số điều chỉnh giá đất thường dựa trên các yếu tố như vị trí, loại đất, mục đích sử dụng đất, và các yếu tố kinh tế – xã hội tại khu vực đó. Đây là cơ sở để các cơ quan chức năng xác định giá trị đất khi tính toán thuế, phí, hoặc đền bù trong trường hợp giải tỏa.
Tại Hà Nội, hệ số điều chỉnh giá đất được xác định và công bố bởi Ủy ban Nhân dân thành phố hàng năm. Hệ số này phản ánh sự biến động của giá đất trên thị trường và được áp dụng trong nhiều tình huống như xác định giá đất khi nhà nước thu hồi, tính tiền sử dụng đất khi chuyển đổi mục đích sử dụng, và các giao dịch khác liên quan đến bất động sản.
Ví dụ, hệ số điều chỉnh giá đất tại Hà Nội có thể khác nhau giữa các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình so với các quận ngoại thành như Đông Anh, Hoài Đức. Sự chênh lệch này phản ánh sự khác biệt về vị trí, hạ tầng, và mức độ phát triển kinh tế của từng khu vực.
Trong quá trình đo đạc và xác định hệ số điều chỉnh giá đất, việc sử dụng các thiết bị đo đạc chính xác như máy thủy bình ví dụ như máy thủy bình điện tử Sokkia SDL30, máy thủy bình Nikon AC-2S, máy thuỷ bình Sokkia B40A, máy thủy bình Satlab SAL32, máy thuỷ bình Hi-Target HT32,…là cực kỳ quan trọng. Máy thủy bình giúp đo đạc địa hình, xác định độ cao, và các thông số liên quan, đảm bảo tính chính xác cho quá trình định giá đất. Đặc biệt trong các khu vực có địa hình phức tạp, sự trợ giúp của máy thủy bình là không thể thiếu để cung cấp các dữ liệu cần thiết cho việc tính toán hệ số điều chỉnh một cách chính xác và khách quan.
+ Các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều 114, khoản 2 Điều 172 và khoản 3 Điều 189 của Luật đất đai, xác định giá đất để làm giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê mà thửa đất hoặc khu đất của dự án có giá trị, tính theo giá đất trong bảng giá đất dưới 30 tỷ đồng đối với các thành phố trực thuộc trung ương, dưới 10 tỷ đồng đối với các tỉnh miền núi, vùng cao, dưới 20 tỷ đồng đối với các tỉnh còn lại, xác định giá đất để làm căn cứ tính tiền thuê đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm mà phải xác định lại đơn giá thuê đất để điều chỉnh cho chu kỳ tiếp theo, xác định giá đất để làm cơ sở xác định giá khởi điểm đấu giá quyền sử dụng đất khi Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm.
+ Trường hợp quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 114 của Luật đất đai đối với dự án có các thửa đất liền kề nhau, có cùng mục đích sử dụng, khả năng sinh lợi và thu nhập từ việc sử dụng đất tương tự nhau hoặc trường hợp tại khu vực thu hồi đất không bảo đảm yêu cầu về thông tin để áp dụng các phương pháp định giá đất quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 4 của Nghị định 44/2014/NĐ-CP để xác định giá đất cụ thể của từng thửa đất.
Đối với trường hợp thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hệ số điều chỉnh giá đất đối với từng loại đất theo dự án hoặc theo khu vực để xác định giá đất tính tiền bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất.
– Trách nhiệm xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất:
+ Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các sở, ngành có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định hệ số điều chỉnh giá đất quy định;
+ Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành có liên quan xây dựng, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hệ số điều chỉnh giá đất quy định;
Theo quy định tại Điều 10 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT, cụ thể như sau:
– Bước 1: Tiến hành khảo sát, thu thập thông tin:
+ Khảo sát, thu thập thông tin về giá đất của tối thiểu 03 thửa đất đã chuyển nhượng trên thị trường, trúng đấu giá quyền sử dụng đất trong khoảng thời gian không quá 02 năm tính đến thời điểm định giá tại từng vị trí đất (theo bảng giá đất) thuộc khu vực định giá đất.
Trong trường hợp tại khu vực định giá đất không đủ thông tin về giá đất thì thu thập thông tin tại khu vực lân cận có điều kiện tương tự về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội với khu vực định giá đất.
Trong quá trình khảo sát, thu thập giá đất thị trường, người điều tra thực hiện theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
+ Đối với trường hợp thửa đất xác định được các khoản thu nhập, chi phí từ việc sử dụng đất thì thu thập thông tin về thu nhập, chi phí từ việc sử dụng đất của tối thiểu 03 thửa đất để xác định giá đất theo phương pháp thu nhập tại từng vị trí đất (theo bảng giá đất) thuộc khu vực định giá đất.
+ Thu thập thông tin về điều kiện kinh tế – xã hội tại địa phương.
– Bước 2: Xác định giá đất phổ biến trên thị trường của từng vị trí đất:
+ Các chủ thể sẽ thống kê giá đất thị trường theo từng vị trí đất đối với các thông tin đã thu thập được theo quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 10 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT.
+ Việc xác định giá đất phổ biến trên thị trường của từng vị trí đất thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về giá đất (sau đây gọi là Nghị định số 44/2014/NĐ-CP).
Đối với trường hợp giá đất trên thị trường tập trung vào một khoảng giá thì giá đất phổ biến trên thị trường của từng vị trí đất được xác định bằng cách lấy bình quân số học của các mức giá đất tại vị trí đất đó.
– Bước 3: Xác định hệ số điều chỉnh giá đất:
Hệ số điều chỉnh giá đất được xác định căn cứ vào giá đất phổ biến trên thị trường, điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể tại địa phương và giá đất trong bảng giá đất. Đối với trường hợp không đủ thông tin về giá đất thị trường để xác định giá đất phổ biến trên thị trường quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thì sẽ cần phải căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội cụ thể tại địa phương, giá đất cụ thể đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định, giá đất trong bảng giá đất để xây dựng hệ số điều chỉnh giá đất.
Hệ số điều chỉnh giá đất quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 18 của Nghị định số 44/2014/NĐ-CP được xây dựng đối với từng loại đất, vị trí đất theo dự án; đối với trường hợp khu vực có nhiều dự án thu hồi đất tại cùng một thời điểm và có các đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội, kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội thì hệ số điều chỉnh giá đất được xây dựng đối với từng loại đất, vị trí đất theo khu vực.
– Bước 4: Xác định giá đất của từng thửa đất cần định giá
Giá đất của thửa đất cần định giá = Giá đất trong bảng giá đất x Hệ số điều chỉnh giá đất.
Như vậy, trình tự, nội dung xác định giá đất theo phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất cần được thực hiện theo đúng quy định được nêu cụ thể bên trên để phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất đảm bảo được vai trò và hoạt động của nó.
Trên đây tư vấn của Phamlaw đối với nội dung Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất trong định giá đất? Nếu có những thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp tư vấn pháp luật đất đai, vui lòng liên hệ trực tiếp với Phamlaw qua các đầu số hotline 097 393 8866 hoặc 091 611 0508 để được giải đáp và hỗ trợ nhanh nhất.