Chào các bạn, mình là một newbie vừa tới Viblo sau một thời gian dài theo dõi, đọc các bài viết của các bạn Dev, BA, QA, Comtor ở đây. Mình xuất thân non-tech và giờ đang làm comtor. Mình cảm thấy rất may mắn khi vô tình lạc vào ngành IT - ngành nghề còn hot mãi trong tương lai, được tiếp xúc với xung quanh rất nhiều người có logic tốt - thông minh và nhất là, sau 1 thời gian làm các cv khác nhau rồi mới vào IT thì mình thấy đây là ngành mà chúng ta luôn được học hỏi, phát triển bản thân rất nhiều và là ngành mà chúng ta hầu hết được ghi nhận, công nhận bằng thực lực, sự nỗ lực.
Chào các bạn, mình là một newbie vừa tới Viblo sau một thời gian dài theo dõi, đọc các bài viết của các bạn Dev, BA, QA, Comtor ở đây. Mình xuất thân non-tech và giờ đang làm comtor. Mình cảm thấy rất may mắn khi vô tình lạc vào ngành IT - ngành nghề còn hot mãi trong tương lai, được tiếp xúc với xung quanh rất nhiều người có logic tốt - thông minh và nhất là, sau 1 thời gian làm các cv khác nhau rồi mới vào IT thì mình thấy đây là ngành mà chúng ta luôn được học hỏi, phát triển bản thân rất nhiều và là ngành mà chúng ta hầu hết được ghi nhận, công nhận bằng thực lực, sự nỗ lực.
Theo hướng dẫn thực hiện quy chế thi THPT Quốc gia, từ kỳ thi năm 2019 Bộ GD&ĐT quy định miễn thi ngoại ngữ đối với học sinh có chứng chỉ IELTS 4.0 trở lên và được nhận 10 điểm môn tiếng Anh trong kì thi xét tuyển Đại học.
Vậy nên việc có nên học IELTS hay là không tới đây chắc các bạn đã hình dung được những lợi ích khi sở sữu chứng chỉ IELTS phải không nào.
Học IELTS từ cấp 2 – 3 chính là xu hướng hiện nay được các Cha Mẹ học sinh lựa chọn. Chứng chỉ IELTS được cấp bởi một trong hai tổ chức BC hoặc IDP.
Xét tuyển vào trường đại học lớn
Nhiều trường đại học lớn trên cả nước đã áp dụng chứng chỉ IELTS trong quy chế tuyển thẳng. Cụ thể có trường đại học đã thông báo xét tuyển riêng với yêu cầu có chứng chỉ IELTS 6.5:– Hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia.– Có điểm 2 môn thi nằm trong tổ hợp môn xét tuyển của trường (không điểm liệt và không phải môn ngoại ngữ).– Có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên còn thời hạn tính đến ngày nộp hồ sơ xét tuyển.
Tìm hiểu thông tin xét tuyển bằng chứng chỉ IELTS của các trường Đại học tại: Quy đổi điểm IELTS sang điểm thi đại học
IELTS không chỉ giúp bạn làm việc tại các nước nói tiếng Anh mà còn là mảnh ghép quan trọng để bạn định cư tại những nước này.Cụ thể, Anh, Mỹ, Úc, Canada…đều yêu cầu chứng chỉ IELTS thì mới cho phép bạn định cư tại nước họ. Tùy mỗi nước mà mức điểm sẽ khác nhau. Nhưng đây là điều kiện cần phải thực hiện.
Quá trình ôn luyện IELTS đòi hỏi sự kiên nhẫn và tính bền bỉ từ người học rất nhiều. Do đó, để chinh phục band điểm cao, người học IELTS cần phải nỗ lực bền bỉ, học hỏi và luyện tập hàng ngày.
Bên cạnh đó, các sĩ tử cần rèn luyện đều cả 4 kỹ năng là Listening – Reading – Writing – Speaking. Điều đó bắt buộc người học phải thành thạo tất cả các kỹ năng nếu muốn đạt điểm overall cao.
Khi thí sinh hiểu rõ những lợi ích khi có được chứng chỉ IELTS, thí sinh sẽ có câu trả lời cho việc có nên học IELTS hay không. Đặc biệt nếu thí sinh thuộc một trong các đối tượng sau đây thì việc IELTS nên bắt đầu một cách nhanh chóng nhất có thể:
Mong muốn nhận học bổng và du học nước ngoài.
Học sinh THPT muốn miễn thi tiếng Anh, đậu vào các trường Đại học top đầu trong nước.
Nhận được một mức lương tốt hơn.
Di cư hoặc định cư tại nước ngoài.
Để đạt được các mục tiêu ở trên, việc có được chứng chỉ IELTS với mức điểm mong muốn không phải là điều dễ dàng. Thí sinh cần phải dành thời gian để ôn luyện kỹ năng và kiến thức để chuẩn bị cho kì thi rất nhiều bởi vì nội dung thi bao quát tất cả 4 kỹ năng.
Đối với các thí sinh không đặt ra những mục tiêu trên, IELTS vẫn là một lựa chọn tốt để chứng minh khả năng và nâng tầm bản thân hơn.
Bất kỳ ai cũng có thể học IELTS, tuy nhiên, những người sau đây nên đặc biệt quan tâm đến việc học IELTS:
Học sinh, sinh viên: Muốn du học hoặc làm việc trong môi trường quốc tế.
Người đi làm: Muốn thăng tiến trong công việc hoặc có cơ hội làm việc cho các công ty đa quốc gia.
Cá nhân: Muốn nâng cao khả năng tiếng Anh và phát triển bản thân.
Có nhiều cách để học IELTS, bạn có thể lựa chọn phương pháp phù hợp với bản thân, bao gồm:
Tự học: Sử dụng sách vở, tài liệu online và các nguồn tài nguyên miễn phí khác.
Tham gia khóa học: Tham gia các khóa luyện thi IELTS tại các trung tâm uy tín.
Kết hợp tự học và tham gia khóa học: Đây là phương pháp hiệu quả nhất để học IELTS.
Với việc tự học IELTS đòi hỏi thí sinh phải có khả năng tự học cao. Thí sinh phải dành nhiều thời gian để tìm tòi kiến thức và tài liệu phù hợp với bản thân mình.
Việc tự định hướng và điều chỉnh bản thân ôn luyện đúng cách cũng là một vấn đề cần phải đặt lên hàng đầu. Vì vậy, khi đã lựa chọn tự học IELTS tại nhà, thí sinh hãy xây dựng một tinh thần ôn luyện vững chắc và tìm nguồn tài liệu uy tín, phong phú và phù hợp với bản thân.
Với việc học tại các trung tâm tiếng Anh, thí sinh cần lựa chọn một trung tâm phù hợp với bản thân để có thể tiếp thu kiến thức một cách tốt nhất.
Thí sinh có thể tham khảo các khóa học phù hợp với mọi trình độ tại ZIM:
Pre IELTS: cam kết đầu ra 3.5 IELTS
IELTS Foundation: Cam kết đầu ra 4.5 IELTS
IELTS Intermediate: Cam kết đầu ra 5.5 IELTS
IELTS Advanced: Cam kết đầu ra 6.5 IELTS
IELTS Master: Cam kết đầu ra 7.5 IELTS
Hình ảnh lớp học và thi thử Anh ngữ ZIM
Các khóa học tại ZIM đều có đặc điểm chung là:
Giáo trình do các thầy cô giảng viên tại ZIM có trình độ từ 7.5 – 8.5 IELTS biên soạn và không ngừng cập nhật theo các xu hướng mới nhất của bài thi.
Được học thử và hoàn tiền nếu học viên cảm thấy không phù hợp.
Kho tài liệu và video tổng hợp các kiến thức nền tảng trên website.
Với những chia sẻ trên, hy vọng thí sinh đã quyết định có nên học IELTS hay không? Nếu câu trả lời là có, thí sinh hãy bắt đầu thực hiện càng sớm càng tốt để nhanh chóng có được chứng chỉ IELTS và đạt được những mục tiêu xa hơn nữa.
Năm trôi qua, tháng trôi qua, lại một ngày ngáp ngắn ngáp dài trên văn phòng, nghĩ đi nghĩ lại cũng không biết mình đang làm cái gì ở đây nữa. Công việc thì không phải chuyên môn, cũng chả phải đam mê hay sở thích. Ra trường vớ được việc rồi vào làm tránh tình trạng thất nghiệp, thế thôi.
Sáng dậy chạy đua với máy chấm công, mới thấy ngày xưa điểm danh muộn sướng hơn biết mấy. Vì dù sao thì cũng là muộn, nhưng đi học muộn chả ảnh hướng gì đến bát cơm. Thế mới biết trên đời này vốn có những chuyện tưởng chả liên quan nhưng lại liên quan rất mật thiết, rõ ràng nhất là máy chấm công và... cái ví rách sau mông. Rồi cả ngày lại vật vờ nhìn mặt sếp để quyết định hôm đó buồn hay vui. Sếp vui thì dễ thở mà sếp buồn thì đến hắt xì hơi cũng nhớ mà bịt cái mũi duyên dáng vào...
Ừ thì đi làm! Nhưng rốt cuộc người ta đi làm vì cái gì vậy?
Nhiều khi cứ ngồi nghĩ mãi, rốt cuộc là vì gì...
Có đến 11/10 người khi được hỏi đã trả lời ngay là đi làm vì tiền. Cũng dễ hiểu đấy chứ, người ta nói đúng mà, "không có tiền thì cạp đất mà ăn". Không đi làm thì không có tiền. Hay nói cách khác, đi làm chính là bán sức lao động, bán chất xám, bán thời gian để kiếm tiền đáp ứng những nhu cầu cơ bản của cuộc sống. Nếu chưa ăn ngon, mặc đẹp được thì cũng phải ăn no, mặc ấm. Mà muốn thế thì phải có tiền.
2. Vì để khi họ hàng, hàng xóm hỏi đang làm gì, ở đâu còn biết đường mà trả lời. Chứ thất nghiệp thì trả lời làm sao?
Vui chứ! Đi làm có bạn bè, lại có đồng nghiệp, may mắn rớt vào môi trường cởi mở, hòa đồng thì cũng chẳng còn gì tuyệt hơn. Dù công việc có mệt mỏi hay chán chường đến đâu, thì nhiều lúc nghĩ đến vẫn còn đó những đồng nghiệp dễ thương, hiểu ý, xem nhau như anh em một nhà, là vui!
Không phải hão huyền đâu. Gạt những người chưa biết mình muốn gì sang một bên, có rất rất nhiều người đã tìm thấy con đường mình sẽ đi và phải đi cho bằng được. Họ sẵn sàng từ bỏ một vị trí ngon nghẻ được sắp xếp bởi gia đình; một công việc nhàn nhã, thu nhập ổn để ngay lập tức a lê hấp apply một công việc mà mình hằng mong muốn. "Nếu được làm việc mình thích thì sẽ không thấy mệt mỏi" - đó là những điều họ nói - "Hãy theo đuổi đam mê, thành công sẽ theo đuổi bạn".
5. Nhưng cũng là để khẳng định mình nữa?
Ừ, chứ sao. Đầy người vẫn luôn mang trong mình khát khao và tham vọng. Đi làm ngoài chuyện kiếm tiền ra còn là phấn đấu vì chức vị, là khẳng định năng lực, là đạt được cái này cái kia. Mỗi người có một mục đích sống mà.
Đúng vậy! Nhiều khi đi làm ở một nơi nào đó chỉ vì ở đấy có người mà mình luôn thần tượng, luôn muốn cố gắng bằng được để trở thành nhân viên. Có người đó chỉ bảo thì có thể chịu khó để học hỏi, để cố gắng mà không than lấy một câu. Vì đơn giản là mình làm ở đây chỉ vì có người ấy là sếp thôi mà!
Những người lớn đều đi làm, tạm thời cứ cho là vậy. Mình cũng lớn rồi, nên phải đi làm thôi.
Bố mẹ thương con đến mấy thì cũng đâu bắt họ lo cho mình mãi? Và họ cũng đâu sống được với mình đến hết đời để cứ dựa dẫm, phụ thuộc thế đâu. Không ai nuôi nữa thì phải tự vận động để nuôi lấy mình thôi. Cũng là cái ăn, cái mặc giản đơn nhưng đến khi tự kiếm được đồng tiền mình làm ra mới thấy nuôi một con người cũng chẳng hề đơn giản.
9. Vì để không có cảm giác mình là đứa vô dụng
Đi làm để trong lúc bạn bè tự sắm sửa cho cuộc sống, mình không phải là đứa đang ngửa tay xin tiền bố mẹ; để lúc bạn bè đang stress mệt mỏi vì công việc, mình đang không nằm chảy thây ra vì chán chả có gì làm. Có thể tiền kiếm được chẳng nhiều bằng ai, cũng chưa thành được ông nọ bà kia như người ta xuýt xoa, ngưỡng mộ, nhưng chí ít là không có cảm giác mình bị vô dụng, thế nên, nhất định phải đi làm.
10. Có thể cũng... không vì cái gì cả!
Đó là khi nằm vắt tay suy nghĩ mãi vẫn không biết mình đi làm, bán thời gian, bán sức để làm gì? Không định hướng, cũng chẳng có mục tiêu. Không hào hứng, nhưng cũng chưa hẳn là chán chường. Cứ sáng đi làm, chiều về, tối đi ngủ rồi ngày hôm sau vẫn lặp lại cái vòng quay đó. Thật khó để tìm được câu trả lời...
Còn bạn, bạn đi làm về điều gì? Hãy kể lý do của bạn đi, chúng tôi đang lắng nghe!
Trong vòng 20 đến 30 năm qua, có sự bùng nổ trên toàn thế giới về số lượng sinh viên rời quê hương đến học tại các cơ sở giáo dục nước ngoài. Điều này rất đúng với Việt Nam.
Một phần là do sự phổ cập Internet, các lựa chọn du học rẻ hơn và tốt hơn, quan trọng không kém, các trường học ở các nước phát triển thích ứng bằng cách tiếp nhận số lượng sinh viên nước ngoài lớn hơn.
Với tư cách một giáo sư từng dạy đại học nhiều năm ở Mỹ, tôi muốn nói về tương lai của việc du học đối với người Việt trẻ. Những suy nghĩ này còn xuất phát từ kinh nghiệm sống và làm việc của tôi tại Việt Nam.
Bối cảnh du học thuận lợi hơn nhưng tiềm ẩn một vấn đề nội tại: du học chỉ để thỏa mãn kỳ vọng hay ước mơ của ai đó, thay vì suy nghĩ kỹ về mục tiêu mong muốn cũng như phương pháp để đạt được mục tiêu đó.
Vì vậy, ý đầu tiên của tôi là đừng quyết định du học chỉ vì bạn đã được mời nhập học. Trong hai thập kỷ qua, các cơ sở giáo dục ở các nước tiên tiến đã tạo ra rất nhiều "chỗ" mới và bây giờ họ cần phải lấp đầy chúng. Chúng ta không nên bắt xe buýt đến một địa điểm không xác định chỉ vì có thể mua vé. Hơn thế, nên nghĩ đến mục đích khi đầu tư khá nhiều thời gian và tiền bạc vào việc này.
Tôi nói vậy không có nghĩa du học là sai. Học ở nước ngoài vẫn có tiềm năng tạo ra cơ hội tốt cho mỗi người trẻ, không chỉ về mặt sự nghiệp mà còn liên quan đến sự phát triển cá nhân. Tuy nhiên, theo tôi, có một thay đổi căn bản đang diễn ra khiến du học không còn là sự đảm bảo cho tương lai nữa.
Hãy nhìn từ góc độ lịch sử. Cơ hội du học ngày càng tăng không tự nhiên xuất hiện, mà là hệ quả của một quá trình lớn hơn, mà các học giả gọi là "đại chúng hóa" các trường đại học. Thuật ngữ này không chỉ đề cập đến sự tăng trưởng nhanh chóng về số lượng và quy mô của các trường mà còn đề cập đến số lượng nhu cầu mà trường đại học đáp ứng. Vào năm 1980, ngay cả những trường đại học nổi tiếng thế giới như Harvard hay Oxford cũng có ít chuyên ngành và khóa học hơn ngày nay rất nhiều.
Bây giờ hãy nhìn từ góc độ kinh tế. Một thực tế rất tương phản trong thế giới ngày nay là tình trạng thiếu lao động ngày càng tăng nhưng tìm được việc làm lại khó khăn hơn. Điều này có vẻ phi lý. Nhưng không phải công việc nào cũng giống nhau. Cạnh tranh để có những công việc đòi hỏi kỹ năng cực kỳ khốc liệt. Du học có giúp được gì không? Có thể có và có thể không. Tôi sẽ nói kỹ ở phần dưới.
Tôi đề xuất chia khái niệm du học thành ba phần nhỏ hơn, mỗi phần có những đặc điểm riêng. Để vui và dễ hiểu một chút, tôi dán nhãn các phần này như độ cay của quả ớt.
Cay nhẹ: Một khoảng thời gian ở nước ngoài để nâng cao kỹ năng cơ bản cũng như tích lũy kinh nghiệm cần thiết để sống tự lập.
Cay vừa: Có bằng cấp cơ bản ở nước ngoài, thường là bằng Cử nhân để khi trở về Việt Nam dễ dàng tìm được việc làm và thăng tiến trong cuộc sống.
Cay mạnh: Có bằng cấp rất chuyên ngành, thường là bằng cấp cao, đòi hỏi một quá trình học tập nghiêm ngặt trong một môi trường khắt khe. Những người hoàn thành khóa học này tìm kiếm phần thưởng cao, nhưng để có được chúng, phải cạnh tranh ở cấp độ cao.
Không có gì sai với bất kỳ lựa chọn nào trong số này. Mỗi người tùy khẩu vị sẽ chọn ăn cay mức độ khác nhau. Tuy nhiên, điều tôi muốn nói là lựa chọn "cay vừa" có thể không phải là lựa chọn tốt nhất trong giai đoạn hậu Covid hiện nay.
Nhiều người nói "cay nhẹ" không mang tới đủ kết quả, trong khi "cay mạnh" nằm ngoài tầm với, nên phải lựa chọn "cay vừa". Tuy nhiên, chúng ta nên biết "cay vừa" chỉ hiệu quả nhất trong thời điểm toàn cầu hóa mở rộng. Mọi thứ bây giờ khó khăn hơn.
Giá để có bằng Cử nhân hiện đắt hơn rất nhiều, đặc biệt ở các nước phương Tây, tấm bằng này thường cực kỳ đắt đỏ. Hơn nữa, ngay cả với chi phí cao như vậy, chưa rõ liệu sinh viên có thực sự học được gì không trong mấy năm ở nước ngoài. Trên thực tế, học phí cao khuyến khích lạm phát điểm số và các nhà nghiên cứu đã lập luận rằng chỉ số ít sinh viên có thành tích và động lực cao nhất (đặc biệt những sinh viên tập trung vào các môn học quan trọng) mới được hưởng lợi từ trải nghiệm du học. Và ngay cả họ cũng không nhất thiết sẽ tìm được việc làm khi trở về. Lựa chọn "cay vừa" vì thế không hẳn là đặt cược an toàn.
Còn với phương án "cay nhẹ", tôi hiểu cha mẹ muốn đầu tư vào thứ gì đó nghiêm túc. Chắc chắn, du học phải khác một kỳ nghỉ. Tuy nhiên, một chương trình giúp người trẻ rèn luyện kỹ năng cần thiết - chẳng hạn như tiếng Anh - có thể mang lại lợi ích lâu dài, đặc biệt nếu học sinh tận dụng triệt để cơ hội đó. Có những trường hợp cho thấy một khoảng thời gian sống và học tập tương đối ngắn ở nước ngoài có thể giúp bạn trưởng thành hơn là bốn năm theo đuổi một tấm bằng, đặc biệt nếu học hành nửa vời.
Một người trẻ tài năng và xác định chi nhiều tiền để du học, nên hướng đến mục tiêu bằng cấp cao - điều mà các nền giáo dục tiên tiến có thể làm tốt hơn. Khi đã quyết định theo đuổi một thứ khó khăn, tốn kém, kết quả đầu ra phải là thứ "cay mạnh" - đáp ứng các công việc ở trình độ kỹ năng rất cao và được săn đón.
Nếu một sinh viên nhận thức đầy đủ các rủi ro và cảm thấy sẽ tận dụng tối đa cơ hội để thành công, tìm kiếm một tấm bằng bậc cao ở nước ngoài mới đáng theo đuổi.