Các cơ quan, tổ chức nào sau đây không thuộc hệ thống tổ chức quân đội nhân dân Việt Nam ?
Các cơ quan, tổ chức nào sau đây không thuộc hệ thống tổ chức quân đội nhân dân Việt Nam ?
- Địa điểm tiếp công dân của: Học viện, nhà trường, bệnh viện, tập đoàn, tổng công ty (trực thuộc Bộ Quốc phòng), Viện Khoa học và Công nghệ quân sự, Trung tâm Nhiệt đới Việt-Nga, Bộ Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Chỉ huy quân sự và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh
+ Là nơi tiếp công dân của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và các cơ quan có nhiệm vụ tiếp công dân;
+ Cơ quan thanh tra hoặc cơ quan chính trị (nơi không có cơ quan thanh tra) quản lý và duy trì hoạt động của địa điểm tiếp công dân; các cơ quan có nhiệm vụ tiếp công dân bố trí cán bộ hoặc nhân viên kiêm nhiệm thực hiện tiếp công dân;
+ Bố trí ở khu vực riêng và bảo đảm các điều kiện vật chất như: Bàn ghế làm việc, hệ thống máy tính đồng bộ kết nối mạng internet, mạng truyền số liệu quân sự, hệ thống biển bảng, nội quy, lịch và quy trình tiếp công dân, sổ theo dõi và sổ nhật ký tiếp công dân, công khai bộ thủ tục hành chính liên quan đến công dân thuộc phạm vi giải quyết của Bộ Quốc phòng.
- Địa điểm tiếp công dân của đơn vị cấp Sư đoàn, Lữ đoàn, Trung đoàn và tương đương, Đồn biên phòng cửa khẩu, Hải đội Biên phòng, Hải đội Cảnh sát biển đóng quân độc lập, bố trí cạnh phòng trực ban, trong phòng có bàn ghế làm việc, niêm yết nội quy, lịch và quy trình tiếp công dân, sổ theo dõi và sổ nhật ký tiếp công dân, giao cơ quan chính trị hoặc cán bộ chính trị (nơi không có cơ quan chính trị) cùng cấp quản lý, đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp ủy, chỉ huy đơn vị.
- Địa điểm tiếp công dân của các cơ quan: Tòa án quân sự, Viện Kiểm sát quân sự, Điều tra hình sự, Thi hành án các cấp trong Quân đội do Thủ trưởng các cơ quan bố trí theo quy định của pháp luật và quy chế của ngành.
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]
(QK7 Online) - Sáng ngày 10/10, Bộ Quốc phòng tổ chức hội nghị trực tuyến tập huấn rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ. Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trị Hội nghị.
Tại điểm cầu Quân khu 7, Thiếu tướng Lê Xuân Thế, Phó Tư lệnh Quân khu chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có Thiếu tướng Trần Chí Tâm, Phó Chủ nhiệm Chính trị Quân khu; đại biểu các cơ quan, đơn vị trong LLVT Quân khu.
Tại hội nghị các đại biểu được lãnh đạo và cán bộ Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Văn phòng Chính phủ giới thiệu 2 chuyên đề: Đánh giá công tác cải cách thủ tục hành chính và khuyến nghị thúc đẩy cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới tại Bộ Quốc phòng; rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ giai đoạn 2024 - 2025. Đây là những nội dung trọng tâm theo yêu cầu của Chính phủ, Bộ Quốc phòng đối với các cơ quan, đơn vị hiện nay, đồng thời là những nội dung mới, khó, có nhiều vướng mắc.
Thông qua tập huấn nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và cập nhật kiến thức về rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính nội bộ cho lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, nhân viên các cơ quan, đơn vị trong toàn quân.
Bộ Quốc phòng đã ban hành Thông tư số 88/2018/TT-BQP hướng dẫn thực hiện mức lương cơ sở đối với các đối tượng đang hưởng lương hoặc phụ cấp quân hàm từ ngân sách nhà nước trong các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng.
Đối tượng áp dụng gồm: Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, binh sĩ, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng và công chức quốc phòng; người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu, học viên cơ yếu hưởng phụ cấp sinh hoạt phí (học viên cơ yếu); người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Căn cứ vào đó, mức lương, phụ cấp quân hàm, hệ số chênh lệch bảo lưu và phụ cấp, trợ cấp sẽ được tính cụ thể như sau: Mức lương = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số lương hiện hưởng. Mức phụ cấp quân hàm hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu: Mức phụ cấp quân hàm thực hiện từ ngày 01/07/2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp quân hàm hiện hưởng Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu: Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu thực hiện từ ngày 01/07/2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số chênh lệch bảo lưu hiện hưởng Mức phụ cấp tính theo mức lương cơ sở: Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/07/2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định (đối với người hưởng lương) Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/07/2018 = Mức phụ cấp quân hàm binh nhì (tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng) x Hệ số phụ cấp được hưởng theo quy định (đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu) Mức phụ cấp tính theo tỷ lệ %: Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/07/2018 = { Mức lương thực hiện từ ngày 01/07/2018 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo thực hiện từ ngày 01/07/2018 + Mức phụ cấp thâm niên vượt khung thực hiện từ ngày 01/07/2018} x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định (đối với người hưởng lương) Mức phụ cấp thực hiện từ ngày 01/07/2018 = Mức phụ cấp quân hàm hiện hưởng, cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (nếu có) tính theo mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định (đối với hạ sĩ quan, binh sĩ và học viên cơ yếu) Mức trợ cấp tính theo mức lương cơ sở: Mức trợ cấp thực hiện từ ngày 01/07/2018 = Mức lương cơ sở 1.390.000 đồng/tháng x Số tháng được hưởng trợ cấp theo quy định Đối với viên chức Quốc phòng, công chức quốc phòng, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động xếp lương theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP được áp dụng cách tính mức lương, phụ cấp, trợ cấp như quy định trên hoặc thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ về thực hiện mức lương cơ sở. Các khoản phụ cấp, trợ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể, giữ nguyên theo quy định hiện hành. Thông tư cũng nêu, căn cứ vào nội dung hướng dẫn tại Thông tư này, các cơ quan, đơn vị lập bảng lương, phụ cấp, cấp phát cho các đối tượng được hưởng. Trường hợp đối tượng có quyết định điều động công tác sang cơ quan, đơn vị khác trước khi Thông tư này có hiệu lực thi hành, thì cơ quan, đơn vị tiếp nhận đối tượng căn cứ vào yếu tố ghi trong “Giấy giới thiệu cung cấp tài chính” hoặc “Giấy thôi trả lương” của đơn vị cũ, lập danh sách cấp phát, truy lĩnh phần chênh lệch theo quy định. Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ đang vận dụng thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương do Nhà nước quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP được áp dụng mức lương cơ sở quy định tại Điều 3 Nghị định số 72/2018/NĐ-CP ngày 15/05//2018 của Chính phủ quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, để tính các mức lương trong hệ thống thang lương, bảng lương và mức phụ cấp lương làm căn cứ tính đóng, hưởng các chế độ BHXH, BHYT và các chế độ khác theo quy định của pháp luật về lao động cho các đối tượng được hưởng. Nguồn kinh phí thực hiện do doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập tự chủ về tài chính và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ bảo đảm. Khi cấp phát tiền lương cho các đối tượng được hưởng, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp phải tính thu các khoản phải nộp theo quy định của pháp luật hiện hành (BHXH, BHYT, BHTN và thuế thu nhập cá nhân (nếu có)). Lập các báo cáo quy định ban hành kèm theo Thông tư, gửi về Bộ Quốc phòng (qua Cục Tài chính). Các khoản phụ cấp, trợ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể, giữ nguyên theo quy định hiện hành. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 12/8/2018. Các chế độ tại Thông tư này được thực hiện từ ngày 01/7/2018.