Trung Bộ (hay còn gọi là Miền Trung) là khu vực địa lý nằm ở phần giữa đất liền của Việt Nam, nối Bắc Bộ với Nam Bộ. Hiện nay, Trung Bộ là miền có diện tích lớn nhất trong 3 miền tại Việt Nam với 151.234 km². Trung Bộ có nhiều đồi núi lan sát ra biển, chia cắt các đồng bằng nhỏ hẹp. Khí hậu và phần lớn đất đai thường khắc nghiệt hơn hai miền còn lại. Trung Bộ được chia thành 3 khu vực là vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên; với trung tâm là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng. Tùy vào ngữ cảnh, một phần của Bắc Trung Bộ cùng với vùng Bắc Bộ được gọi chung là Miền Bắc Việt Nam; Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, phần còn lại của Bắc Trung Bộ cùng với vùng Nam Bộ được gọi chung là Miền Nam Việt Nam.
Trung Bộ (hay còn gọi là Miền Trung) là khu vực địa lý nằm ở phần giữa đất liền của Việt Nam, nối Bắc Bộ với Nam Bộ. Hiện nay, Trung Bộ là miền có diện tích lớn nhất trong 3 miền tại Việt Nam với 151.234 km². Trung Bộ có nhiều đồi núi lan sát ra biển, chia cắt các đồng bằng nhỏ hẹp. Khí hậu và phần lớn đất đai thường khắc nghiệt hơn hai miền còn lại. Trung Bộ được chia thành 3 khu vực là vùng Bắc Trung Bộ, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng Tây Nguyên; với trung tâm là thành phố Huế và thành phố Đà Nẵng. Tùy vào ngữ cảnh, một phần của Bắc Trung Bộ cùng với vùng Bắc Bộ được gọi chung là Miền Bắc Việt Nam; Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, phần còn lại của Bắc Trung Bộ cùng với vùng Nam Bộ được gọi chung là Miền Nam Việt Nam.
Danh sách đặc sản và ẩm thực ở Bắc Giang còn bao gồm nhiều món như bánh đúc Đồng Quan, khoai sọ Lục Nam, chè kho Mỹ Độ, mì gạo Châu Sơn, rượu men lá Kiên Thành, cua da Yên Dũng, rau cần Hoàng Lương, gạo thơm Yên Dũng, củ đậu Lục Nam, gỏi cá mè Lý Viên, vải thiều Lục Ngạn, mì gạo Kế và bánh đa nướng Kế.
Bắc Giang là vùng đất thuộc tứ chiếng chèo gốc, một trong những cái nôi của các làn điệu chèo cổ. Trong bảy vị tổ chèo từ thời Đinh đến thời Lý được Lương Thế Vinh chép trong Hý phường phả lục gồm Phạm Thị Trân, Đào Văn Só, Đặng Hồng Lân, Đào Hoa, Từ Đạo Hạnh, Sái Ất, Chính Vịnh Càn thì có hai vị ở chiếng chèo xứ Bắc là Đào Hoa ở lộ Bắc Giang và Sái Ất ở phủ Từ Sơn.
Bắc Giang là đất chèo có tiếng xứ Bắc. Ngoài đặc điểm chung, chèo Bắc Giang còn có nét riêng khi mang âm hưởng đậm nét của vùng trung du miền núi, từ phong cách biểu diễn đến lời ca đều khỏe khoắn và mộc mạc hơn. Những năm 80 của thế kỷ trước, khi sáng tác làn điệu chèo, các nhạc sĩ thường sử dụng chất liệu dân ca quan họ và gần đây còn khai thác dân ca dân tộc thiểu số như hát then, hát ví.[24] Bắc Giang có trên 500 lễ hội truyền thống, được coi là đất diễn cho các chiếu Chèo phát triển phong phú như: làng Đồng Quan (Yên Dũng); làng Then (Lạng Giang); làng Hoàng Mai (Việt Yên); làng Bắc Lý (Hiệp Hòa),...
Thành phố Bắc Giang có làng Đồng Quan, xã Đồng Sơn là làng có truyền thống hát chèo từ xa xưa, đến nay đội chèo có 18 người cả diễn viên và nhạc công do bà Khổng Thị Tiêu phụ trách; Đội chèo làng Đồng Nhân, xã Đồng Phúc vốn là làng chèo truyền thống, có 14 người do ông Nguyễn Khánh Dư làm đội trưởng. Làng chèo Dốc Sở xã Đồng Sơn có 13 người do ông Nguyễn Văn Dương làm đội trưởng; Làng chèo Tân Ninh xã Tư Mại, đây là làng chèo cổ, có 20 người do ông Lưu Xuân Đức phụ trách. Từ năm 2004 huyện Yên Dũng còn thành lập các câu lạc bộ chèo như: Câu lạc bộ "Chiếu chèo quê" do ông Nguyễn Văn Đán làm chủ nhiệm, CLB có 24 người tập hợp từ các xã trong huyện. CLB Đồng Tiến Đức có 50 người là hội viên, CLB thôn Đồng Nhân xã Đồng Phúc do ông Nguyễn Văn Toàn làm chủ nhiệm. Hầu hết các đội chèo và CLB đều duy trì và phát triển đội ngũ nhạc công của dàn nhạc dân tộc. Huyện Yên Dũng là nơi có những làng chèo truyền thống như: Tân Độ (xã Tân Liễu); Đồng Nhân (xã Đồng Phúc); Tân Ninh, Bắc Am (xã Tư Mại)... Từ năm 2005 đến nay, Yên Dũng đã thành lập được 6 CLB chèo, khôi phục 6 làng chèo truyền thống, thu hút hàng trăm người tham gia. Không chỉ có các CLB hoạt động ở thôn, xã, Yên Dũng còn thành lập mô hình cấp huyện với gần 20 thành viên thường xuyên hoạt động tại CLB chèo Yên Dũng.[25] Năm 2007, huyện Yên Dũng đã tổ chức Liên hoan Tiếng hát chèo lần thứ nhất. Tham gia hội diễn có 21 câu lạc bộ của 21 làng, với hàng trăm diễn viên và nhạc công không chuyên.[26]
Thị xã Việt Yên: Có các làng chèo cổ và nay còn một số đội được duy trì ở mức độ hát và dựng các tiểu phẩm mới như: Hoàng Mai (phường Nếnh); làng Mỏ Thổ (xã Minh Đức); Làng Trung Đồng (phường Vân Trung); làng Kiểu (phường Bích Động), làng Vân (xã Vân Hà)... Huyện Tân Yên: Làng Dương Lâm (xã An Dương), đội chèo xã Ngọc Châu; làng Hạ (xã Cao Thượng), riêng làng Hạ vẫn là làng chèo truyền thống, đến nay vẫn duy trì và hoạt động. Đội chèo có 30 người cả diễn viên và nhạc công do ông Trọng Nguyên làm đội trưởng. Huyện Lạng Giang: Làng An Lạc (xã Quang Thịnh) do ông Khải làm đội trưởng; làng Then (xã Thái Đào) do ông Nguyễn Văn Khoa làm đội trưởng (đội có 20 người vừa hát chèo, sử dụng nhạc cụ dân tộc, vừa có dàn nhạc viôlông); làng Liên Sơn (xã Tân Dĩnh) do bà Ngô Thị Liên 70 tuổi làm đội trưởng; và làng Chuông Vàng (xã Tân Hưng). Ở Lạng Giang còn duy trì hát chèo là chủ yếu, ít dựng các trích đoạn truyền thống. Tuy vậy còn giữ được dàn nhạc dân tộc khá phong phú.[27]
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về